Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khánh thành hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1

Kinhtedothi - Chiều 5/3, tại Kiên Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức lễ khánh thành hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé do Ban quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10 (Bộ NN&PTNT) làm chủ đầu tư hợp phần xây dựng, gồm: Cống Cái Lớn, cống Cái Bé, cống Xẻo Rô; đê nối cống Cái Lớn, cống Cái Bé với Quốc lộ 61.

UBND huyện Châu Thành và UBND huyện An Biên (tỉnh Kiên Giang) làm chủ đầu tư hợp phần đền bù, giải phóng mặt bằng. Sở NN&PTNT Kiên Giang làm chủ đầu tư hợp phần mô hình sinh kế, các hoạt động phi công trình và 8 cống dọc tuyến đê biển An Biên - An Minh. Sở NN&PTNT Hậu Giang làm chủ đầu tư hợp phần mô hình sinh kế, các hoạt động phi công trình trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé. Ảnh: H.Lĩnh

Dự án có tổng mức đầu tư (giai đoạn 1) 3.309,5 tỷ đồng, khởi công vào tháng 10/2019, hoàn thành tháng 11/2021. Nhiệm vụ dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 là kiểm soát nguồn nước, tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái: Ngọt, mặn - lợ, ngọt lợ luân phiên. Vùng hưởng lợi của dự án với diện tích tự nhiên 384.120ha, gồm tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau và Bạc Liêu. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản là 346.241ha.

Dự án kết hợp với tuyến đê biển Tây tạo thành cụm công trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng chống thiên tai, giảm ngập úng, giảm thiệt hại do thiên tai, hạn hán, nước mặn xâm nhập vào mùa khô cho các mô hình sản xuất trong vùng, góp phần cấp nước ngọt trong mùa mưa cho vùng sản xuất mặn, ngọt ở huyện An Minh, An Biên. Ngoài ra, dự án còn kết hợp phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.

Phát biểu tại lễ khánh thành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương sự nỗ lực, quyết tâm cao của các cơ quan, địa phương, sự ủng hộ, phân tích, đánh giá của các nhà khoa học, sự vào cuộc của Nhân dân với hơn 400 hộ phải di dời, sự quyết tâm của nhà thầu, đơn vị tư vấn, những người làm việc trên công trường trong điều kiện dịch bệnh hơn 2 năm qua.

“Có thể nói đây là công trình của ý Đảng lòng dân, một công trình của trí tuệ và bản lĩnh của người Việt Nam chúng ta. Trong một điều kiện khó khăn, chúng ta đã phấn đấu vươn lên để phục vụ cho mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Chúng ta thay đổi tư duy, từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp, từ tư duy chống đỡ sang tư duy chủ động” - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan tiến hành thủ tục thanh, quyết toán đúng quy định, minh bạch, chống tiêu cực; tiếp tục đầu tư những hạng mục còn thiếu, chưa đồng bộ; xây dựng cơ sở dữ liệu và quy trình vận hành phù hợp, khoa học để khai thác, vận hành hiệu quả công trình, nghiên cứu triển khai dự án giai đoạn 2.

Thủ tướng lưu ý cần tiếp tục phát triển sinh kế, tạo việc làm cho người dân trong khu vực, tiếp tục chăm lo an sinh xã hội cho người dân đã nhường mặt bằng cho dự án, đảm bảo đời sống người dân tại nơi ở mới ít nhất phải bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ, năm sau cao hơn năm trước.

Cũng theo Thủ tướng Chính phủ, bên cạnh những lợi thế, vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng có rất nhiều thách thức, là vùng chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu trên cả nước, tiềm năng phát triển lớn nhưng cơ chế chính sách còn hạn hẹp, đầu tư còn có mức độ.

Đảng, Chính phủ qua các thời kỳ rất quan tâm, có quyết tâm lớn đối với việc phát triển Đồng bằng sông Cửu Long và đạt một số kết quả tốt. Tuy nhiên, sắp tới việc phát triển Đồng bằng sông Cửu Long phải có bước đột phá hơn nữa với tầm nhìn dài hạn, theo tinh thần chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển nhanh nhưng bền vững, tạo sinh kế ổn định, cuộc sống ấm no cho người dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tinh thần chung của Chính phủ là muốn phát triển Đồng bằng sông Cửu Long phải tháo gỡ được các nút thắt về hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông, nhất là hệ thống cao tốc, hạ tầng y tế, giáo dục, thích ứng biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng… Cùng với đó phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường kết nối để sản xuất lớn, đẩy mạnh chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp.

Thủ tướng tin tưởng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc của người dân và doanh nghiệp, chúng ta sẽ thực hiện được mục tiêu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long nhanh và bền vững, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu…

Khai thác cát quá mức làm gia tăng sạt lở Đồng bằng sông Cửu Long

Khai thác cát quá mức làm gia tăng sạt lở Đồng bằng sông Cửu Long

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bức tranh nông thôn mới ở miền biên viễn Điện Biên

Bức tranh nông thôn mới ở miền biên viễn Điện Biên

14 Jul, 01:40 PM

Kinhtedothi – Từ vùng đất nông nghiệp truyền thống, nhiều bản làng ở Điện Biên đã “thay da đổi thịt” nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Không chỉ là những con đường bê tông, nhà văn hóa khang trang, mà còn là sự đổi thay trong tư duy phát triển, ứng dụng công nghệ và phát huy nội lực cộng đồng.

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

07 Jul, 10:41 AM

Kinhtedothi-Từ đầu tháng 7, Quảng Ngãi đồng loạt ra quân thực hiện cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Dữ liệu thu thập lần này sẽ là cơ sở quan trọng cho hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn phù hợp với giai đoạn mới, đặc biệt sau khi địa phương mở rộng địa giới hành chính.

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ