Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khát vọng xanh trên vùng biển hoang sơ

Kinhtedothi - Khi nhắc đến những người góp phần kiến tạo Khu du lịch biển Hải Tiến (Thanh Hóa), nhiều người sẽ nhớ ngay đến cái tên TS Lê Xuân Thảo - Phó Chủ tịch Thường trực HĐBT Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC). Hơn 20 năm trước, khi khu vực này vẫn còn là một dải cát hoang sơ, doanh nhân Lê Xuân Thảo đã dành nhiều tâm huyết, biến Hải Tiến thành điểm đến du lịch biển đặc sắc.

Trong vai trò vừa là nhà khoa học, nhà lãnh đạo trong hệ thống VUSTA, vừa là người con đất Hoằng Hóa, TS Lê Xuân Thảo luôn trăn trở: làm thế nào để khu du lịch biển Hải Tiến phát triển đúng hướng, bền vững và góp phần thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội cho địa phương. Trên tinh thần đó, ông bà đã tìm tòi, kêu gọi và đồng hành cùng những nhà đầu tư tấm huyết, có chung khát vọng dựng xây Hải Tiến thành khu du lịch xanh, thân thiện với môi trường và giàu giá trị nhân văn.

TS. Lê Xuân Thảo chia sẻ, hơn 20 năm trước, khu vực biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, một vùng đất rất hoang sơ, nghèo khó và heo hút, dân địa phương năm nào cũng phải hứng chịu những cơn bão biển tàn phá đến mức nhiều người tìm mọi cách di chuyển vào sâu bên trong hoặc đi nơi khác kiếm kế sinh nhai để tránh những cơn phong ba nơi đầu sóng ngọn gió. Dù rất nhiều khó khăn, nhưng hưởng ứng chủ trương mời gọi đầu tư của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thanh Hóa, khi đó, doanh nhân Lê Xuân Thảo đang là Chủ tịch Hội Doanh nhân Thanh Hóa tại Hà Nội đã kêu gọi 7 nhà đầu tư từ Hà Nội vào đầu tư. Với với số vốn hàng nghìn tỷ đồng ban đầu nhưng do địa hình, vùng đất hoang sơ nên số tiền đầu tư ban đầu như “muối bỏ biển”.

Doanh nhân Lê Xuân Thảo đã dành nhiều tâm huyết, tìm tòi và đề xuất những ý tưởng khai phá, biến Hải Tiến thành điểm đến du lịch biển mang bản sắc riêng.

“Nhưng tôi vẫn không thay đổi quyết định, không chỉ bởi nhìn thấy tiềm năng to lớn của một vùng sinh thái có núi, có đảo và bãi biển nước trong xanh, cát mịn mà trăn trở làm thế nào để khai thác lợi thế này giúp người dân thoát khỏi cảnh đói nghèo, bảo đảm cuộc sống ngay trên quê hương, chấm dứt cảnh ly hương kiếm sống bằng đủ thứ nghề” - TS Lê Xuân Thảo tâm sự.

Với sự hướng dẫn và tham gia trực tiếp vào nhiều hoạt động quy hoạch, phát triển, TS Lê Xuân Thảo và vợ mình đã để lại nhiều dấu ấn rõ nét trong quá trình kiến tạo Hải Tiến. Hệ thống khách sạn, resort, khu vui chơi được xây dựng đồng bộ, hài hoà với cảnh quan thiên nhiên và bảo tồn môi trường biển. Từ những con đường thôn làng đất cát sơ khai, đến nay Hải Tiến đã mang dáng dấp của một khu du lịch hiện đại, đáng sống, đáng đến.

Mỗi một công trình, từ kiến trúc khách sạn tới cây xanh ven đường, đều thể hiện triết lý phát triển bền vững: khai thác tài nguyên địa phương một cách hợp lý, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và gia tăng giá trị văn hóa địa phương trong tổng thể không gian du lịch. Hải Tiến không chỉ thu hút du khách bằng bãi biển đẹp và hạ tầng khang trang, mà còn bởi không khí đẫm tình người xứ Thanh, bởi những hoạt động nghệ thuật, thể thao, giao lưu văn hóa thường xuyên diễn ra nhằm gia tăng trải nghiệm cho du khách, đồng thời vun đắp niềm tự hào địa phương cho người dân.

Chia sẻ với báo chí, TS Lê Xuân Thảo cho biết, trải qua hơn 20 năm gắn bó với vùng biển Hải Tiến, ông và cộng sự đã không ngừng phấn đấu vươn lên, hòa nhập và chuyển biến mạnh mẽ theo hướng ngày một tăng và phát triển một cách bền vững trong nền kinh tế thị trường. “Hải Tiến phải trở thành khu du lịch mang tính cộng đồng, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân, gắn với bảo vệ sinh thái và giá trị truyền thống. Có như vậy mới bền vững” - TS Lê Xuân Thảo nhấn mạnh.

Không chỉ dừng lại ở những dấu ấn trong phát triển du lịch, TS Lê Xuân Thảo còn là những người tâm huyết trong công tác khuyến học, khuyến tài tại Thanh Hóa. Luôn kiên trì với quan điểm: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai”, Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hải Tiến đã tài trợ nhiều suất học bổng, tôn vinh nhà giáo, học sinh - sinh viên có thành tích xuất sắc...

TS Lê Xuân Thảo không chỉ là một trong những người đặt nền móng, kiến tạo nên khu du lịch Hải Tiến, mà còn là minh chứng cho một triết lý phát triển sâu sắc: muốn quê hương thay đổi, phải bắt đầu từ khát vọng, từ tâm huyết và từ những hành động cụ thể. Và chỉ sau hơn hai thập kỷ, từ vùng cát trắng nghèo nàn, Hải Tiến đã trở thành một trong những điểm đến du lịch biển nổi bật ở miền Bắc, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tạo sinh kế cho hàng nghìn người dân vùng biển.

Báo chí song hành với du lịch phát triển du lịch xanh

Báo chí song hành với du lịch phát triển du lịch xanh

Công nghệ giúp báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp tạo ra môi trường du lịch xanh

Công nghệ giúp báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp tạo ra môi trường du lịch xanh

Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai 2025: cầu nối hợp tác và lan tỏa du lịch xanh

Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai 2025: cầu nối hợp tác và lan tỏa du lịch xanh

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Diễn đàn “Báo chí - Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững”: Hành trình 3 năm kiến tạo cầu nối

Diễn đàn “Báo chí - Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững”: Hành trình 3 năm kiến tạo cầu nối

21 Jun, 03:05 PM

Kinhtedothi - Trong dòng chảy bất tận của thông tin và những biến động không ngừng của nền kinh tế, mối quan hệ giữa báo chí và DN luôn là một đề tài mang tính sống còn, đòi hỏi sự thấu hiểu, minh bạch và chung tay bền chặt. Ba năm về trước, đứng trước bối cảnh đại dịch Covid-19 cùng hàng loạt thách thức mới, Báo Kinh tế & Đô thị đã tiên phong kiến tạo một diễn đàn, nơi tiếng nói của báo chí và DN có thể hòa quyện, đồng điệu, tạo nên sức mạnh tổng hợp vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Sầu riêng Đắk Lắk: lấy dân làm gốc và doanh nghiệp làm đầu tàu

Sầu riêng Đắk Lắk: lấy dân làm gốc và doanh nghiệp làm đầu tàu

21 Jun, 02:42 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Đắk Lắk, “thủ phủ sầu riêng” của Việt Nam, bước vào chính vụ thu hoạch từ khoảng tháng 8 đến tháng 9 hàng năm. Đây là thời điểm những trái sầu riêng đạt chất lượng thơm ngon nhất, với các vùng trồng nổi tiếng như Krông Pắc, Cư M'gar, Ea H’leo, Krông Năng… rộ mùa thu hoạch, cung cấp sản lượng lớn cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Hòa Bình: “tiếp sức” cho người dân phát triển kinh tế

Hòa Bình: “tiếp sức” cho người dân phát triển kinh tế

21 Jun, 08:55 AM

Kinhtedothi - Những năm gần đây, nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), nhiều hộ gia đình tỉnh Hòa Bình đã từng bước vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ