Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khô hạn là tác nhân dẫn nước mặn xâm nhập sâu vào lục địa

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiều 17/3, Bộ TN&MT đã tổ chức họp báo thường kỳ tháng 3/2016. Tại buổi họp báo, câu hỏi của phóng viên các báo đều xoay quanh vấn đề nắng hạn, xâm nhập mặn đang xảy ra tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).  Lý giải về tình trạng xâm nhập mặn và khô hạn tại ĐBSCL, ông Hoàng Văn Bảy - Cục trưởng Cục Tài nguyên nước nói: Lượng mưa trên toàn lưu vực sông Mê Kông thời điểm này đã giảm 50%, nhưng trong tháng 2/2016 còn giảm tới 70%. Nhu cầu sử dụng nước (sinh hoạt và canh tác) tại ĐBSCL tăng vọt do nắng nóng. Mặt khác lượng nước tại hồ Tông - lê - sáp (Căm pu - chia) tích trong 2015 rất thấp, việc cung cấp nước cho ĐBSCL thiếu hụt nghiêm trọng. Thiếu nước dẫn đến khô hạn - khô hạn là tác nhân dẫn nước mặn xâm nhập sâu vào lục địa. Về việc từ ngày 15/3, phía Trung Quốc đã xả nước từ đập Cảnh Hồng (tỉnh Vân Nam), liệu có đủ chúng ta chống hạn?

Kinhtedothi - Chiều 17/3, Bộ TN&MT đã tổ chức họp báo thường kỳ tháng 3/2016. Tại buổi họp báo, câu hỏi của phóng viên các báo đều xoay quanh vấn đề nắng hạn, xâm nhập mặn đang xảy ra tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). 

Lý giải về tình trạng xâm nhập mặn và khô hạn tại ĐBSCL, ông Hoàng Văn Bảy - Cục trưởng Cục Tài nguyên nước nói: Lượng mưa trên toàn lưu vực sông Mê Kông thời điểm này đã giảm 50%, nhưng trong tháng 2/2016 còn giảm tới 70%. Nhu cầu sử dụng nước (sinh hoạt và canh tác) tại ĐBSCL tăng vọt do nắng nóng. Mặt khác lượng nước tại hồ Tông - lê - sáp (Căm pu - chia) tích trong 2015 rất thấp, việc cung cấp nước cho ĐBSCL thiếu hụt nghiêm trọng. Thiếu nước dẫn đến khô hạn - khô hạn là tác nhân dẫn nước mặn xâm nhập sâu vào lục địa. Về việc từ ngày 15/3, phía Trung Quốc đã xả nước từ đập Cảnh Hồng (tỉnh Vân Nam), liệu có đủ chúng ta chống hạn? 
Khô hạn là tác nhân dẫn nước mặn xâm nhập sâu vào lục địa - Ảnh 1
Ông Trần Đức Cường - Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Sông Mê kông Việt Nam cho rằng: Với lưu lượng 2.000m3/giây, việc Trung Quốc xả nước chỉ giúp chúng ta giải quyết được một phần hạn hán. Tuy nhiên việc phối hợp giữa 2 quốc gia về chống hạn đang diễn ra trôi chảy. Còn việc Trung Quốc xả nước xuống hạ lưu nhiều hay ít, chúng ta không có quyền yêu cầu vì Trung Quốc không phải là thành viên của Ủy ban Sông Mê kông quốc tế - ông Cường cho biết.