Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khó kiểm soát nguồn gốc nông sản

Kinhtedothi - Hiện nay, Hà Nội đang đẩy mạnh việc đánh giá, xếp loại các cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản (NLTS) nhằm quản lý nguồn gốc nông sản bán ra thị trường. Tuy nhiên, số lượng các cơ sở sản xuất NLTS đa số ở quy mô nhỏ lẻ, gây khó khăn cho các ngành chức năng trong quá trình kiểm tra, xếp loại và xử lý vi phạm.
 Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP kiểm tra một cơ sở kinh doanh nông sản, thực phẩm nhỏ lẻ.
Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, toàn TP hiện có 17.160 cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm NLTS. Trong 9 tháng năm 2019, Chi cục đã kiểm tra, xếp loại 401 lượt cơ sở, trong đó có 292 cơ sở xếp loại A, B (chiếm 75,8%); 93 cơ sở xếp loại C (chiếm 24,2%). Việc kiểm tra, đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất NLTS trên địa bàn TP gặp nhiều vướng mắc do số lượng cơ sở nhiều, việc thống kê chi tiết gặp khó khăn do thông tin hạn chế. Số lượng cơ sở xếp loại B nhiều, đòi hỏi tần suất đánh giá, kiểm tra dày trong khi lực lượng chức năng mỏng nên hoạt động chưa thực sự hiệu quả.
Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh Nguyễn Văn Thiềng cho biết, hiện nay trên địa bàn huyện có hàng trăm cơ sở sản xuất NLTS quy mô nhỏ lẻ, rải rác trong khu dân cư. Từ đầu năm đến nay, huyện tiến hành kiểm tra 11 cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn (trong đó có 2 cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ ở xã Uy Nỗ và xã Cổ Loa). Đoàn kiểm tra liên ngành của huyện đã yêu cầu chủ cơ sở thực hiện ngay việc ký cam kết ATTP theo quy định và đề nghị các xã thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện cam kết. Đáng nói, 9/11 cơ sở còn thiếu giấy khám sức khỏe của người lao động, giấy xét nghiệm mẫu nước, hồ sơ nguồn gốc đầu vào, bảo hộ lao động. Đoàn kiểm tra đã hướng dẫn và nhắc nhở cơ sở sớm khắc phục và hoàn thiện hồ sơ hành chính.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, xã không có cán bộ chuyên môn làm công tác quản lý ATTP, gây khó khăn cho việc kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh NLTS. Do đó, để nâng cao hiệu quả đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất NLTS cần tăng cường tập huấn kiến thức ATTP cho cán bộ cấp huyện để hướng dẫn các xã, thị trấn về kiểm tra hồ sơ, thủ tục giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, chế biến, kinh doanh NLTS. Về phía các xã, thị trấn cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để các cơ sở sản xuất NLTS trên địa bàn TP biết và nghiêm túc thực hiện; đồng thời, tăng tần suất công khai cơ sở không bảo đảm ATTP trên phương tiện thông tin đại chúng.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho rằng, các địa phương cần huy động các nguồn lực, đầu tư nâng cấp cơ sở giết mổ và kinh doanh thực phẩm, nhất là khu vực chợ. Ngoài ra, cần tổ chức thống kê, đánh giá, thẩm định, xếp loại cơ sở theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT về quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm NLTS đủ điều kiện ATTP thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT. Cùng với đó, triển khai ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm NLTS an toàn đối với 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ. Đối với những cơ sở xếp loại C, cần kiểm tra nhiều lần, nếu không khắc phục, phải có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

21 May, 03:04 PM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2024 đến nay, Công an tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý tổng số 13 vụ, trong đó xử lý hình sự 1 vụ và xử phạt hành chính 12 vụ liên quan đến tôm hùm giống với tổng số tiền gần 900.000.000 đồng. Đồng thời, tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống các loại với giá trị ước tính gần 34 tỷ đồng.

Bác bỏ thông tin ''trứng gà giả'' khiến người tiêu dùng hoang mang

Bác bỏ thông tin ''trứng gà giả'' khiến người tiêu dùng hoang mang

18 May, 06:40 PM

Kinhtedothi - Thời gian gần đây, trên mạng xã hội lại rộ lên những đoạn video, hình ảnh về trứng gà có biểu hiện bất thường như hai lòng đỏ, lòng trắng sền sệt như thạch, vỏ trứng quá bóng... Những người xuất hiện trong video khẳng định chắc nịch đây là "trứng gà giả". Thông tin này không mới nhưng lại tiếp tục khiến người tiêu dùng hoang mang.

Vĩnh Phúc: phát hiện hơn 1 tấn thịt lợn “bẩn” chuẩn bị đưa lên bàn ăn

Vĩnh Phúc: phát hiện hơn 1 tấn thịt lợn “bẩn” chuẩn bị đưa lên bàn ăn

13 May, 09:57 PM

Kinhtedothi - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với lực lượng quản lý thị trường phát hiện, bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chuẩn bị quay chín hơn 1 tấn thịt lợn có biểu hiện xuất huyết ngoài da, không đảm bảo an toàn thực phẩm để cung cấp cho một công ty trong Khu công nghiệp Khai Quang.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ