Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khối ngoại quay lại bán ròng, nhà đầu tư thận trọng

Kinhtedothi - Khối ngoại bán ròng trở lại, khiến thị trường chứng khoán chưa thể thăng hoa. Nhà đầu tư trong nước duy trì tâm lý thận trọng, chờ đợi tín hiệu tích cực hơn.

Diễn biến giằng co kéo dài, khối ngoại quay lại bán ròng hơn 180 tỷ đồng

Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 23/5 ghi nhận diễn biến giằng co kéo dài trong suốt phiên giao dịch, phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ mạnh mẽ.

Diễn biến giằng co kéo dài, khối ngoại quay lại bán ròng hơn 180 tỷ đồng

Kết thúc phiên, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,62 điểm (+0,05%) lên mức 1.314,46 điểm. Trong khi đó, HNX-Index giảm 0,47 điểm (-0,22%) còn 216,32 điểm. Độ rộng toàn thị trường tương đối cân bằng với 374 mã tăng giá và 371 mã giảm giá, thể hiện sự giằng co rõ rệt giữa bên mua và bên bán.

Thanh khoản trên sàn HOSE sụt giảm nhẹ so với phiên trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt hơn 641 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị hơn 15.000 tỷ đồng. Trên sàn HNX, khối lượng khớp lệnh đạt gần 57 triệu cổ phiếu, giá trị khoảng 967 tỷ đồng.

Trong phiên chiều, VN-Index dao động quanh mốc tham chiếu. Nhờ lực cầu từ một số cổ phiếu vốn hóa lớn, chỉ số giữ được sắc xanh đến cuối phiên. GAS, VHM, GEE và VIC là những mã có đóng góp tích cực nhất cho VN-Index, giúp chỉ số tăng tổng cộng hơn 2,7 điểm. Ở chiều ngược lại, các mã như VPL, TCB, VPB và MSN gây áp lực giảm điểm, lấy đi hơn 1,9 điểm từ chỉ số chung.

Trên sàn HNX, các cổ phiếu như KSV (-3,29%), IDC (-1,99%), MBS (-1,86%) và KSF (-1,24%) gây ảnh hưởng tiêu cực, khiến chỉ số HNX-Index lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu.

Xét theo nhóm ngành, cổ phiếu công nghiệp dẫn đầu với mức tăng trung bình 1,14%. Nhiều mã ghi nhận diễn biến tích cực như ACV (+3,33%), VEA (+1,82%), VJC (+0,69%) và GMD (+0,38%). Ngành tiện ích và chăm sóc sức khỏe cũng giữ được sắc xanh, tăng lần lượt 0,86% và 0,48%. Ở chiều ngược lại, nhóm tiêu dùng thiết yếu là điểm trừ của thị trường khi giảm 0,28%, với các mã nổi bật như MCH (-1,32%), MSN (-1,25%), SAB (-0,4%) và VHC (-0,94%).

Đáng chú ý, khối ngoại quay lại bán ròng mạnh sau nhiều phiên giao dịch tích cực. Trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng hơn 141 tỷ đồng, tập trung vào các cổ phiếu FPT (126,22 tỷ đồng), MSN (108,22 tỷ đồng), MWG (88,57 tỷ đồng) và HCM (66,1 tỷ đồng). Trên HNX, giá trị bán ròng đạt hơn 44 tỷ đồng, trong đó PVS bị bán mạnh nhất (19,03 tỷ đồng), tiếp theo là NTP, IDC và VFS.

Phiên giao dịch 23/5 cho thấy sự phân hóa rõ nét giữa các nhóm cổ phiếu, phản ánh tâm lý thận trọng khi thị trường chưa có động lực bứt phá. Dòng tiền có xu hướng thăm dò, trong khi lực bán từ khối ngoại tạo áp lực lên một số cổ phiếu lớn. Các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì chiến lược lựa chọn cổ phiếu cơ bản, tận dụng các nhịp điều chỉnh để cơ cấu lại danh mục trong giai đoạn nhạy cảm hiện nay.

Cổ phiếu DQC tăng trần 4 phiên liên tiếp

Bất chấp kết quả kinh doanh còn ảm đạm và cổ phiếu đang nằm trong diện kiểm soát, mã DQC của CTCP Bóng đèn Điện Quang bất ngờ “thăng hoa” mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán. Chỉ trong vòng một tuần, thị giá cổ phiếu này đã tăng tới 35%, đặc biệt ghi nhận chuỗi 4 phiên tăng trần liên tiếp.

Chốt phiên giao dịch ngày 23/5, cổ phiếu DQC tiếp tục tăng hết biên độ lên 12.600 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 50.000 đơn vị – cao nhất trong hơn một tháng trở lại đây. Diễn biến bất thường này thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong bối cảnh thị trường đang giằng co và thanh khoản suy giảm.

Điểm đáng chú ý là đà tăng diễn ra sau một giai đoạn dài cổ phiếu rơi tự do. Từ tháng 7/2024 đến tháng 4/2025, DQC liên tục lao dốc, có thời điểm giảm sâu dưới 9.000 đồng/cp – mức thấp nhất kể từ nhiều năm qua và “bốc hơi” tới 86% giá trị so với đỉnh lịch sử hơn 63.000 đồng/cp thiết lập vào năm 2022.

Đi ngược với diễn biến giá, tình hình kinh doanh của Điện Quang vẫn chưa thực sự khởi sắc. Năm 2024, doanh nghiệp lỗ sau thuế tới 122 tỷ đồng – mức lỗ kỷ lục và là năm thứ hai liên tiếp báo lỗ. Tính đến cuối năm, công ty vẫn ghi nhận lỗ lũy kế hàng chục tỷ đồng và không chia cổ tức cho cổ đông.

Tuy nhiên, bước sang năm 2025, ban lãnh đạo đã thể hiện quyết tâm “cải tổ” khi đặt mục tiêu doanh thu 100 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 20 tỷ đồng. Trong quý I vừa qua, công ty ghi nhận lãi hơn 3 tỷ đồng – tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt khoảng 500 triệu đồng. Trong văn bản giải trình gửi HOSE, Điện Quang cho biết sự cải thiện đến từ việc tinh gọn bộ máy, cắt giảm chi phí quản lý và chi phí lãi vay.

Dù vậy, với tình trạng lỗ lũy kế chưa được khắc phục hoàn toàn, cổ phiếu DQC vẫn nằm trong diện cảnh báo và kiểm soát từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kinh tế Nhật Bản đối mặt nhiều khó khăn

Kinh tế Nhật Bản đối mặt nhiều khó khăn

23 May, 05:08 AM

Kinhtedothi - Với tỷ lệ nợ công so với GDP cao ngất ngưởng, sự suy giảm kinh tế trong quý đầu năm 2025, và áp lực từ các chính sách thương mại của Mỹ, Nhật Bản đang đối mặt với một tương lai kinh tế đầy bất ổn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ