Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Không bất ngờ khi giá điện tăng 62 đồng/kWh

KTĐT - Sáng 19/12, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có thông báo về việc tăng giá điện. Theo đó, giá bán điện bình quân 1.304 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 62 đồng/kWh so với giá bán điện bình quân hiện hành được duyệt (1.242 đồng/kWh), thời gian áp dụng từ hôm nay (20/12/2011).
Cân nhắc đến tác động xã hội

Thông báo hôm trước, hôm sau đã áp dụng mức giá mới và lại vào những ngày cuối năm khiến nhiều người có phần ngạc nhiên. Tuy nhiên, việc tăng giá này không bất ngờ vì những tháng gần đây luôn được đề cập đến. Mới đây nhất, ngày 13/12, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có văn bản số 4620/EVN-TCKT báo cáo Bộ Công Thương cho phép được điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành được duyệt và đã được Bộ này đồng ý trong văn bản số 380/BCT-ĐTĐL ngày 16/12/2011.

Chiều ngày 19/12, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với đại diện EVN và được biết, vẫn chưa có số liệu cụ thể số mức tăng thêm từ khoản điều chỉnh giá điện, tuy nhiên đối với giá bán điện sinh hoạt bậc thang 0 - 50 kWh cho hộ nghèo và bậc thang 0 - 100 kWh, tạm thời không tăng trong lần điều chỉnh giá điện này. EVN cũng đã chỉ đạo các công ty điện lực thực hiện chốt chỉ số công tơ và tổ chức thực hiện điều chỉnh giá điện theo các quy định hiện hành.

Việc điều chỉnh giá bán điện hiện tại là cần thiết để giá điện đảm bảo phản ánh đúng chi phí sản xuất kinh doanh điện thực tế, bù đắp một phần chi phí phát sinh khách quan trong năm 2010 do hạn hán phải huy động các nhà máy chạy dầu giá cao và một số chi phí còn treo lại chưa được tính vào giá bán điện. Có như vậy, giá điện mới thực sự là tín hiệu đúng để thu hút đầu tư vào các công trình điện, là tín hiệu khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

Quan trọng là việc kiểm soát

Trong báo cáo kiểm toán tài chính năm 2010 của EVN mà Kiểm toán Nhà nước vừa hoàn tất cho thấy, số nợ phải trả của EVN tính đến hết năm 2010 là trên 200.000 tỷ đồng, chiếm gần 80% tổng nguồn vốn. Khoản EVN nợ tiền mua điện của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tính đến 30/6/2011 đã lên tới hơn 8.860 tỷ đồng và nợ Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam hơn 1.200 tỷ đồng. Tổng số lỗ của EVN năm 2010 trên 8.400 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu âm (-) 14,8%; tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản âm (-) 2,78%.

Riêng khâu sản xuất, kinh doanh điện lỗ trên 10.500 tỷ đồng chủ yếu do năm 2010, các nhà máy thuỷ điện thiếu nước nên EVN phải huy động nhà máy điện chạy dầu và mua điện ngoài hệ thống với giá cao cấp 3 - 4 lần giá bán bình quân. Cộng thêm các yếu tố khác như biến động giá nhiên liệu, biến động tỷ giá hối đoái, nhiều nhà máy điện chậm đi vào vận hành nên hệ thống thiếu công suất, phải huy động điện chạy dầu giá thành cao… khiến số lỗ của EVN thêm lớn.

Trong khi, nguồn vốn khó khăn, giá điện chưa theo kịp với giá thành thực tế, thì cũng theo báo cáo kiểm toán cho thấy, tính đến ngày 31/12/2010, các khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty mẹ EVN lên tới gần 50.000 tỷ đồng, trong đó chiếm gần 90% vào những công ty con. Số còn lại vào các công ty liên doanh, liên kết và một số khoản đầu tư dài hạn khác. Tuy nhiên, tổng lợi nhuận thu về chỉ khoảng 540 tỷ đồng, đạt tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư chỉ hơn 1%. EVN đã đầu tư trên 2.100 tỷ đồng vào các lĩnh vực nhạy cảm và ngoài ngành kinh doanh chính như bất động sản, bảo hiểm, ngân hàng... chiếm 3,27% vốn chủ sở hữu. Những lĩnh vực trên đều gặp khó khăn nhất định nên hiệu quả đầu tư giảm sút. Chẳng hạn, giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán giảm sút so với thời điểm phát hành nên các khoản đầu tư của EVN vào đây không đem lại hiệu quả. Đầu tư vốn vào Công ty Thông tin viễn thông điện lực (EVN Telcom), với số vốn đầu tư tính đến 31/12/2010 lên tới 2.442 tỷ đồng, nhưng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 đã giảm tới 42% so với năm 2009.

Tăng giá bán điện được coi là một trong những giải pháp quan trọng trong việc tăng vốn đầu tư cho EVN. Tuy nhiên, việc kiểm soát, công khai, minh bạch các nguồn vốn, sớm đưa vào vận hành thị trường điện cạnh tranh mới là giải pháp cơ bản, lâu dài trong quản lý và kinh doanh điện.

 
Không quan trọng là giá cao hay thấp, vấn đề là minh bạch hay không. Giá điện Việt Nam hiện nay "còn quá rẻ", phải tăng giá mới có doanh nghiệp đầu tư vào. Tuy nhiên, để giải bài toán giá điện, vừa túi tiền người dân cũng như nhà đầu tư không kêu lỗ, trước tiên phải tách bạch hai vấn đề đời sống của dân cũng như đầu tư của doanh nghiệp. Chính vì thế, cần tái cấu trúc, thay đổi cơ cấu ngành điện. Trước mắt thành lập công ty phát điện độc lập để có thể phát điện một cách sòng phẳng, minh bạch, phát triển thị trường điện cạnh tranh càng sớm càng tốt. Giá bán điện có được trên cơ sở các khoản chi phí đầu vào, chi phí quản lý tất cả các khoản chi phi khác đều công khai, minh bạch.

Ông Trần Đình Long

Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

12 Jul, 10:01 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, Đảng bộ Công an phường Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội đầu tiên kể từ khi Đảng bộ được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 Chi bộ Công an các phường: Hải Châu 1, Phước Ninh, Thạch Thang, Thuận Phước và Thanh Bình, theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

12 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, nhân dịp Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên và tặng quà người có công với cách mạng.

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

12 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi - Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn là thanh kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

12 Jul, 09:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình chính thức hợp nhất, mở ra một chương phát triển mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Với tên gọi chung là tỉnh Hưng Yên, địa phương này đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, hướng tới một không gian phát triển bền vững, hiện đại và thông minh.

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ