Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Không có hình thức xét đặc cách tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh

Kinhtedothi - Nhà thơ Giang Nam (93 tuổi) - tác giả bài thơ nổi tiếng “Quê hương” chưa thể nhận tin vui, vì ông không được cơ quan chức năng xét đặc cách Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Thực hiện theo quy định

 Bộ VHTT&DL vừa có văn bản gửi Sở VH&TT tỉnh Khánh Hòa về trường hợp xin đặc cách xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhà thơ Giang Nam.

Văn bản nêu rõ, căn cứ Luật Thi đua khen thưởng; Nghị định số 90/2014/NĐ-CP ngày 29/9/2014 được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 133/2018/NĐ-CP ngày 1/10/2018 của Chính phủ quy định về xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, không có hình thức xét đặc cách Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đối với các tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình của các tác giả.

Nhà thơ Giang Nam.

Văn bản cũng nói rõ thêm, hiện nay công tác xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2021 đã hoàn thành. Bộ VHTT&DL, cơ quan thường trực hội đồng cấp Nhà nước đang hoàn tất hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ. Đối với các tác phẩm, cụm tác phẩm của nhà thơ Giang Nam, Sở VH&TT Khánh Hòa hướng dẫn tác giả đăng ký xét tặng Giải thưởng trong đợt xét kế tiếp.

Trước đó, Sở VH&TT Khánh Hòa có văn bản gửi Bộ VHTT&DL đề nghị hướng dẫn trường hợp xét đặc biệt Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho nhà thơ Giang Nam. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa cũng có văn bản đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa đề xuất với các cấp có thẩm quyền xét đặc cách Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đối với tác giả bài thơ "Quê hương".

Danh vọng không nên cưỡng cầu

Theo Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa, tác phẩm của nhà thơ lão thành Giang Nam đã "sống" cùng Nhân dân qua nhiều thế hệ. Ông là một trong những tác giả tiền bối có những tác phẩm xuất sắc, đóng góp vào sự thành công của nền văn học nghệ thuật cách mạng Việt Nam.

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Khánh Hoà đã 3 lần đem hồ sơ đến nhà cho nhà thơ Giang Nam kê khai nhưng lúc này ông đã có biểu hiện không còn nhớ được đầy đủ nên không thể tự thực hiện đăng ký được. “Với một người 94 tuổi đã có những biểu hiện nhớ quên lẫn lộn, việc đòi hỏi ông phải tự làm các hồ sơ, thủ tục khai báo theo "đúng quy trình" để được xét tặng giải thưởng ấy là rất khó khăn” - họa sĩ Trần Hà - Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa.

Tuy nhiên, theo nhà thơ Lê Thiếu Nhơn: “Trước đây, đã có nhiều tác giả sau khi được trao Giải thưởng Nhà nước lại tiếp tục được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh như Hữu Thỉnh, Đỗ Chu, Lê Văn Thảo, Xuân Thiều, Thu Bồn, Xuân Quỳnh... Thế nhưng, khoảng giữa hai giải thưởng này đều phải do tác phẩm quyết định. Nếu tác giả có trữ lượng sáng tạo dồi dào, thì dễ dàng cho giới chuyên môn cân nhắc. Bởi lẽ, nghệ thuật không thể căn cứ chủ yếu vào những đóng góp xã hội khác.

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa biết nghĩ đến việc đặc cách xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhà thơ Giang Nam, là một nghĩa cử đáng trân trọng. Tuy nhiên, giá trị của nhà thơ nằm ở tác phẩm, và thời gian lẫn độc giả sẽ có đánh giá chuẩn xác nhất. Chỉ với bài thơ “Quê hương” và Giải thưởng Nhà nước thì nhà thơ Giang Nam đã hài lòng về sự cống hiến cho văn chương Việt Nam, mà không cần phải đặc cách xét tặng gì thêm. Danh vọng không nên cưỡng cầu. Cái câu cảm thán của đồng nghiệp “tầm cỡ vị ấy mà không được giải thưởng” bao giờ cũng dễ nghe hơn “tầm cỡ vị ấy mà cũng được giải thưởng”".

Nhà thơ Giang Nam tên thật là Nguyễn Sung, sinh năm 1929, quê quán huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa), tham gia cách mạng từ năm 1945, nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh và nguyên chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa.

Ông là tác giả các tác phẩm nổi tiếng được giảng dạy trong nhà trường như các bài thơ: “Quê hương”, “Nghe em vào đại học”, “Tiếng nói Việt Nam” và nhiều tác phẩm văn học khác.

Nhà thơ Giang Nam đã được tặng thưởng giải nhì về thơ tạp chí Văn nghệ năm 1961 (bài thơ Quê hương), Giải thưởng Văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu (1960 - 1965) của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam về thơ (tập thơ Quê hương), Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đưa văn học Việt Nam hội nhập toàn cầu

Đưa văn học Việt Nam hội nhập toàn cầu

03 Jul, 09:02 AM

Kinhtedothi – Trong dự thảo Đề án quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa thế giới, với lĩnh vực văn học, Bộ VHTT&DL nhấn mạnh mục tiêu thúc đẩy văn học như một công cụ để giáo dục, quảng bá văn hóa và lịch sử Việt Nam, giúp độc giả quốc tế hiểu sâu hơn về đất nước, con người Việt Nam.

Canoeing Việt Nam khẳng định vị thế ở châu lục

Canoeing Việt Nam khẳng định vị thế ở châu lục

02 Jul, 02:23 PM

Kinhtedothi – Thành tích ấn tượng tại Giải vô địch Đông Nam Á và Giải vô địch châu Á 2025 là cơ sở để canoeing Việt Nam tự tin đặt mục tiêu cao tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 33 (SEA Games 33) cuối năm nay và xa hơn là Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 20 (Asiad 20) vào năm 2026.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ