Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Không để dịch bệnh bùng phát, nhất là dịp cao điểm mùa du lịch

Kinhtedothi - Ngày 26/4, Bộ Y tế có Công văn số 2197/BYT-DP gửi về việc chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

Theo Bộ Y tế, tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, trong đó một số bệnh như sởi, ho gà... được ghi nhận gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Tháng 4/2024, Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới.

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông khám cho bệnh nhi mắc viêm đường hô hấp.

Trong nước, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát, tuy nhiên, trong bối cảnh chung của thế giới, tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.

Bên cạnh đó, một số bệnh lưu hành như tay chân miệng, bệnh dại hiện cũng có số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023. Tháng 4/2024 đã ghi nhận trường hợp tử vong do cúm A(H5N1). Đây là ca mắc thứ 2 kể từ năm 2014; đồng thời ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc cúm A(H9N2).

Để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong dịp nghỉ lễ Ngày Chiến thắng 30/4 và Ngày Quốc tế lao động 1/5 và cao điểm du lịch Hè 2024 sắp tới, nhu cầu đi lại tăng cao.

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch bệnh và công tác tiêm chủng mở rộng. Chú trọng giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, chủ động phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh ngay từ cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế. Chủ động phân tích tình hình và đánh giá nguy cơ để đề xuất, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, kịp thời.

Các cơ sở xây dựng, triển khai phương án cụ thể sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2024 và cao điểm du lịch hè 2024.

Các cơ sở triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, xử lý triệt để ổ dịch, không để bùng phát hoặc phát sinh mới các ổ dịch, nhất là các bệnh truyền nhiễm có số mắc, tử vong cao như: bệnh dại, sốt xuất huyết, tay chân miệng; bệnh được dự phòng bằng vaccine (sởi, ho gà, bạch hầu...):

Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT triển khai hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục, nhất là các trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; thực hiện truyền thông học đường về phòng, chống dịch bệnh và tiêm vaccine phòng bệnh.

Thời tiết giao mùa, số ca mắc bệnh thủy đậu gia tăng

Thời tiết giao mùa, số ca mắc bệnh thủy đậu gia tăng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Miễn viện phí - cần nguồn lực tài chính bền vững

Miễn viện phí - cần nguồn lực tài chính bền vững

22 May, 04:53 AM

Kinhtedothi - Miễn viện phí toàn dân là một bước tiến lớn về an sinh xã hội mang ý nghĩa tích cực lâu dài cho xã hội, giúp mọi người dân tiếp cận y tế, không lo gánh nặng tài chính. Để hiện thực hóa mục tiêu này cần có những giải pháp cụ thể, lộ trình rõ ràng cùng sự chung tay, đồng thuận của xã hội, đặc biệt là sự chuẩn bị về cơ sở vật chất, nhân lực, nguồn tài chính bền vững, mới có thể duy trì chất lượng dịch vụ y tế toàn dân.

Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế

Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế

14 May, 05:37 PM

Kinhtedothi - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102/2025/NĐ-CP ngày 13/5/2025 quy định quản lý dữ liệu y tế. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đối với quản lý dữ liệu y tế, tạo sự thống nhất, đồng bộ các nội dung về tạo lập, thu thập, kết nối, chia sẻ, sử dụng và quản lý dữ liệu y tế.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ