Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh:

Không để gián đoạn dịch vụ công khi ngừng hoạt động các đơn vị hành chính cũ từ 1/7/2025

Kinhtedothi - "Từ 0 giờ ngày 1/7/2025, khi các đơn vị hành chính cũ ngừng hoạt động, đến 23 giờ cùng ngày, mọi dịch vụ công thiết yếu phải được đảm bảo vận hành trôi chảy. Các dịch vụ như xác nhận giấy tờ, cấp giấy khai sinh, hay hỗ trợ thủ tục học tập không được gián đoạn" - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh tại buổi thảo luận tổ của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội về Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 7/5, các đại biểu thảo luận ở Tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

Vận hành trôi chảy mọi dịch vụ công thiết yếu

Tham gia thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch UBND TP Hà Nội bày tỏ đồng tình với việc sửa đổi toàn diện Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương và khẳng định, việc sửa đổi là cần thiết để kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về sắp xếp tinh gọn bộ máy và tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp, không còn cấp huyện.

Quang cảnh thảo luận tổ đại biểu Quốc hội TP Hà Nội chiều 7/5 - Ảnh: Khánh Duy

Chủ tịch UBND TP Hà Nội quan tâm đến quy định chuyển tiếp tại điều 54 và đề nghị, đưa các nội dung liên quan đến đợt sắp xếp đơn vị hành chính lần này vào nghị quyết riêng, còn luật nên tập trung vào các quy định dài hạn.

Cụ thể, tại khoản 6 điều 54, dự thảo Luật quy định, trong thời hạn 15 ngày, từ ngày 1/7 - 15/7/2025, các đơn vị hành chính cấp xã mới sẽ bàn giao công việc. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, các dịch vụ công thiết yếu như cấp giấy khai sinh, khai tử, hay xác nhận hồ sơ học tập vẫn phải được thực hiện. "Vấn đề là ai sẽ chịu trách nhiệm xử lý các thủ tục này nếu các đơn vị hành chính cũ không còn tồn tại? Đây là câu hỏi cực kỳ quan trọng" - Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh nêu.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, Thường trực Thành uỷ Hà Nội đã thống nhất một quan điểm xuyên suốt: từ 0 giờ ngày 1/7/2025, khi các đơn vị hành chính cũ ngừng hoạt động, đến 23g cùng ngày, mọi dịch vụ công thiết yếu phải được đảm bảo vận hành trôi chảy. Các dịch vụ như xác nhận giấy tờ, cấp giấy khai sinh, hay hỗ trợ thủ tục học tập không được gián đoạn.

"Tôi đề nghị các Ủy ban của Quốc hội phối hợp chặt chẽ để rà soát kỹ lưỡng khoản 6 Điều 54, đảm bảo từ 0g ngày 1/7, các đơn vị hành chính mới hoạt động ngay lập tức, không để xảy ra khoảng trống pháp lý hoặc gián đoạn dịch vụ công" - đại biểu Trần Sỹ Thanh đề xuất.

Liên quan đến số lượng đại biểu HĐND, dự thảo Luật đã quy định tương đối rõ ràng, tuy nhiên Chủ tịch UBND TP vẫn bày tỏ lo ngại về việc triển khai ở các địa phương như Hà Nội - nơi ranh giới hành chính được phân chia lại mà không phải sáp nhập hoàn toàn. Ví dụ, một xã hoặc phường cũ có thể được chia thành hai đơn vị hành chính mới, dẫn đến khó khăn trong việc xác định số lượng đại biểu HĐND. Nếu sáp nhập 4 đến 5 xã thành một đơn vị hành chính mới, số lượng đại biểu HĐND có thể trở nên quá lớn, gây phức tạp trong tổ chức. Vì vậy, đại biểu đề nghị làm rõ vấn đề này để bảo đảm tính khả thi.

Đồng thời, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng đề nghị rà soát và điều chỉnh quy định tại khoản 2, điều 11, hoặc khoản 2, điều 34 quy định sau khi ổn định, HĐND mới sẽ bầu Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND để đảm bảo đồng bộ; có thể bỏ quy định bầu chức danh tại thời điểm này để phù hợp với chỉ đạo của Đảng.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu thảo luận tại tổ - Ảnh: Khánh Duy

Thúc đẩy giao thoa lao động giữa khu vực Nhà nước và tư nhân

Góp ý về Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, đây là cơ hội gần nhất để khơi thông sự giao thoa và chuyển đổi lao động giữa khu vực Nhà nước và tư nhân.

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, hiện nay, rào cản thể chế đang hạn chế sự phát triển và hiểu biết lẫn nhau giữa hai khối. Khoảng cách giữa khu vực Nhà nước và tư nhân ngày càng lớn, khiến cán bộ Nhà nước thiếu hiểu biết về thực tiễn xã hội, các loại hình kinh doanh và hoạt động kinh tế, văn hóa. Điều này dẫn đến sự lạc hậu, cứng nhắc và thiếu khả năng quản lý, quản trị các lĩnh vực phức tạp.

Hệ thống quy định hiện hành về tuyển dụng công chức, với các giới hạn về độ tuổi, kinh nghiệm và kỳ thi, đang ngăn cản sự giao lưu lao động. Đại biểu dẫn chứng: "nếu tôi muốn mời một giám đốc ngân hàng tư nhân hoặc một nhà khoa học từ viện nghiên cứu tư nhân về làm việc cho chính quyền địa phương, các quy định hiện hành không cho phép. Ngược lại, cán bộ Nhà nước sau thời gian công tác cũng khó chuyển sang khu vực tư nhân để làm tư vấn hoặc tham mưu dù họ có kinh nghiệm quý giá. Sự thiếu giao lưu này là rào cản lớn cho sự phát triển và nâng cao năng lực quản trị quốc gia".

Từ thực tế đó, đại biểu đề nghị lần sửa đổi này của Luật phải tạo cơ chế để thúc đẩy giao thoa lao động giữa khu vực Nhà nước và tư nhân, thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị và Trung ương về vấn đề này. Việc khơi thông giao thoa lao động không chỉ giúp cán bộ Nhà nước hiểu rõ hơn thực tiễn xã hội, mà còn nâng cao hiệu quả quản trị, đưa các loại hình kinh doanh, kinh tế và văn hóa tiến gần hơn với đời sống thực tế. "Đây là yếu tố then chốt để thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện nền quản trị quốc gia"- Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.

Sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương: những định hướng mới đáng chú ý

Sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương: những định hướng mới đáng chú ý

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đề xuất phân cấp cho địa phương trong điều chỉnh quy hoạch tỉnh sau sắp xếp đơn vị hành chính

Đề xuất phân cấp cho địa phương trong điều chỉnh quy hoạch tỉnh sau sắp xếp đơn vị hành chính

09 May, 09:43 AM

Kinhtedothi - Sáng 9/5, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch. Một trong những điểm mới của Dự thảo Luật là bổ sung quy định về trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 để đáp ứng yêu cầu sắp xếp lại đơn vị hành hành chính cấp tỉnh theo hướng đơn giản hóa và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.

Thủ tướng: thiết kế chính sách để đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân 'không có giới hạn'

Thủ tướng: thiết kế chính sách để đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân 'không có giới hạn'

09 May, 07:44 AM

Kinhtedothi - Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

09 May, 07:43 AM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.

Nghiên cứu quy định về tiêu chí thành lập, giải thể Tòa án Nhân dân khu vực

Nghiên cứu quy định về tiêu chí thành lập, giải thể Tòa án Nhân dân khu vực

08 May, 06:00 PM

Kinhtedothi - Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 9, chiều 8/5 các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (TAND); dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát Nhân dân (VKSND); dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ