Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Không nên “ham” số lượng

KTĐT - Với gần 20 năm "đi cùng" phố cổ Hà Nội trên lộ trình bảo tồn, tôn tạo, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, vẫn ấp ủ những trăn trở, kỳ vọng và cả nuối tiếc về những điều chưa làm được. Vào thời điểm khu phố cổ Hà Nội đang chờ đợi những động thái mới trong quản lý và thực hiện giãn dân, phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi v
Với kinh nghiệm của một nhà quản lý, theo ông bài học nào cần được ghi nhớ để việc bảo tồn, tôn tạo phố cổ trong thời gian tới có hiệu quả?

- Mặc dù đã có ý thức trong việc nhận diện những giá trị của khu phố cổ từ những năm 1990, nhưng khi ấy với năng lực và thực tiễn khảo sát mới chỉ nhận diện được cấu trúc 36 phố phường. Khi đó, Hà Nội đặt kỳ vọng vào việc bảo vệ khu vực cấp 1 là 19ha xung quanh chợ Gạo - Mã Mây với tiêu chí giữ nguyên hiện trạng và từng bước phục hồi các công trình của thời kỳ phong kiến. Còn 81ha cho phép cải tạo, trừ những công trình có giá trị. Quy hoạch năm 1995 xác định 24 công trình di tích có giá trị nhưng gần đây qua việc xã hội hóa đã nhận diện thêm trong khu phố cổ có 124 di tích. Theo Luật Di sản, mỗi di tích đều có vùng bảo vệ. Nếu thế, Hà Nội sẽ không thể nào phát triển đô thị. Vì vậy, cần xác định tính đặc thù trong bảo tồn di tích ở phố cổ Hà Nội.

Hiện Hà Nội đang dự thảo Quy chế quản lý phố cổ, đó là việc cần làm, nhưng như vậy là hơi ngược, theo nguyên lý, phải làm quy hoạch trước. Cùng với quy hoạch có Quy chế quản lý theo quy hoạch. Mà quy hoạch phố cổ còn nhiều vấn đề phải bàn, như có giữ khu bảo tồn cấp 1 với diện tích 19ha như quy hoạch năm 1995 hay không? Kinh nghiệm từ thực tế cho thấy, không nên áp dụng máy móc khu bảo tồn cấp 1 là 19ha. Nên đặt ra việc tôn tạo ô phố, tuyến phố và tôn tạo một số công trình.

Qua ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước có thể thấy còn nhiều ý kiến khác biệt trong việc xác định tiêu chí nhận diện các công trình có giá trị trong khu phố cổ?

- Rõ ràng, để bảo tồn phố cổ, quan trọng nhất là phải có tiêu chí để nhận diện các công trình kiến trúc có giá trị. Các dự án trong nước và nước ngoài giúp Hà Nội có thể khác nhau về tiêu chí đánh giá, dẫn đến những con số khác nhau về số lượng công trình, song tất cả đều nhìn nhận rằng khu phố cổ rất có giá trị và cần được bảo tồn như một "cơ thể sống".

Một điều kiện mà các dự án bảo tồn phố cổ đều đặt ra đó là phải nâng cao điều kiện sống của người dân ở khu vực này. Giải pháp để thực hiện điều này chỉ có một - đó là giảm dân số. Cho nên, năm 1999, Thành phố đã giao nhiệm vụ cho quận Hoàn Kiếm nghiên cứu lập dự án giãn dân phố cổ với 28ha đất xây dựng khu giãn dân ở khu đô thị Việt Hưng, khoảng 14ha ở Ngọc Thụy và một vài vị trí khác trên đường Nguyễn Văn Cừ (đến nay chỉ còn lại quỹ đất hơn 11ha tại Việt Hưng đang chuẩn bị triển khai). Khi đó đặt ra vấn đề phải giãn 26.000 dân trong số 86.000 dân nằm trong khu vực 100ha của phố cổ. Thế nhưng các dự án đó đã không thực hiện được mặc dù thành phố đã chấp thuận với mức tổng chi phí cực kỳ lớn vào thời điểm đó - 800 tỷ đồng.
 
 
 
                                     Ngõ Tạm Thương, quận Hoàn Kiếm
 

Cùng những giá trị vật thể, không gian phố cổ Hà Nội còn có những giá trị phi vật thể rất đặc biệt như mối quan hệ trong cộng đồng dân cư, những phố nghề, tuyến kinh doanh buôn bán… Dù đã mai một nhưng không phải không còn những giá trị phi vật thể hiện hữu, khi vẫn còn những “phố Hàng” bày bán một loại sản phẩm duy nhất đã có từ thời phong kiến như phố Hàng Quạt bán đồ phục vụ cung đình, phố Thuốc Bắc, phố Hàng Bạc... Theo xu thế hiện nay, để phát huy giá trị của khu phố cổ không chỉ phát huy giá trị của những công trình mà còn cả những địa điểm có ý nghĩa lịch sử. Đơn cử như ngõ Phất Lộc có nhà thờ họ Bùi, nơi người dân chài họ Bùi đến và đào được hũ vàng…

Theo ông, nguyên nhân nào khiến việc giãn dân phố cổ trước đây không thành công dù có đủ cả định hướng, nguồn vốn đầu tư và quỹ đất?

- Nguyên nhân của việc không thành công trong giãn dân phố cổ từ hơn 10 năm trước là do không tạo được sự hấp dẫn cho khu giãn dân. Đó là các điều kiện về hạ tầng xã hội, diện tích nhà ở, tạo điều kiện cho người dân có nguồn thu nhập, còn thiếu cơ chế để tạo ra các dịch vụ, hạ tầng xã hội tốt. Và cũng chưa phân loại được các đối tượng giãn dân như đối tượng GPMB ra khỏi các trường học, di tích; đối tượng vận động để họ tự nguyện di dời…

Giãn dân đã khó nhưng việc làm thế nào để người dân không quay trở lại sinh sống tại phố cổ còn khó hơn. Vấn đề này đang phải đối diện với quy định về tự do cư trú, theo ông có thể giải quyết bằng cách nào?

- Hai vấn đề có nhiều quan điểm trái chiều trong dự thảo Luật Thủ đô đang được đưa ra lấy ý kiến chính là dân số và xử phạt hành chính. Đây cũng chính là những vấn đề mà khu vực phố cổ đang mắc. Điều kiện tiên quyết để giải quyết các vấn đề của nội đô lịch sử Hà Nội hiện nay như ách tắc giao thông, môi trường đó là giảm dân số. Luật Thủ đô đang đưa ra xem xét cũng chính là cơ hội để giải quyết các vấn đề cực kỳ khó khăn của khu phố cổ cũng như khu vực nội đô trong việc giãn dân. Đây là cơ hội để Hà Nội có được những ưu đãi đặc biệt trong phân bố lại dân cư. Không cấm người dân đến sinh sống ở Thủ đô, nhưng khách đến nhà, mời ngồi đâu là việc chủ nhà có thể quyết. Không thể vào phố cổ, nhưng "mở rộng cửa" tại các khu vực từ vành đai 4 trở ra.

Ông từng nói: "Tôi tham gia vào xây dựng Quy chế quản lý phố cổ trước đây nhưng nếu được tôi sẽ sửa một số quy định trong đó"?

- Lúc bấy giờ quy hoạch đưa ra 19ha của khu vực 1 với mong muốn bảo tồn, phục chế. Đó là một sai lầm, bởi làm sao có thể bảo tồn được tất cả các công trình nhà ở trong phạm vi 19ha đó, làm sao khơi lại dòng sông chảy qua phố Chợ Gạo... Lúc đó chưa nhắc đến các tuyến phố, ô phố nhưng lại đưa ra tới hơn 950 ngôi nhà cổ có giá trị. Còn một điều quan trọng chưa làm được đó là tạo ra lợi ích cho người dân khi bảo tồn, tôn tạo các công trình nhà ở bằng việc thu phí phục vụ tham quan, du lịch.

Trải qua quãng thời gian gần 20 năm, Hà Nội mới bảo tồn, phục dựng được hai nhà dân trong phố cổ đó là nhà 87 Mã Mây, 38 Hàng Đào và đền Bạch Mã. Các dự án tôn tạo ô phố Mã Mây, một đoạn tuyến phố Tạ Hiện, phố Thuốc Bắc… đều không thành công. Kinh nghiệm của nước Ý rất đáng để chúng ta suy ngẫm. Tại thành phố cổ Genova, người ta chọn 48 trong số hàng trăm công trình cổ để đưa vào danh sách đầu tư, trùng tu đặc biệt. Túc tắc làm trong 20 năm, thành phố Genova đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2006. Từ đó nhìn sang phố cổ Hà Nội, chúng ta có nên "xưng danh" hơn 1.000 công trình có giá trị, trong đó có tới 257 công trình phải bảo tồn nguyên trạng như nội dung của dự thảo Quy chế quản lý phố cổ đang được đưa ra lấy ý kiến. Theo tôi, Hà Nội không nên đặt ra những mục tiêu vượt quá khả năng, điều kiện kinh tế, để rồi chẳng làm được bao nhiêu.

Xin cảm ơn ông!

Theo dự thảo Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu phố cổ Hà Nội mà Sở Quy hoạch - Kiến trúc đang lấy ý kiến để hoàn thiện, phạm vi áp dụng quy chế là toàn bộ khu phố cổ Hà Nội với quy mô khoảng 100ha, bao gồm: phía Bắc giáp phố Hàng Đậu, phía Đông giáp phố Trần Quang Khải, phía Tây giáp phố Phùng Hưng, phía Nam giáp phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Thùng.

Đề án Giãn dân phố cổ quận Hoàn Kiếm giai đoạn I được thực hiện trên khu đất có diện tích 11,12ha tại Khu đô thị mới Việt Hưng (quận Long Biên), đáp ứng chỗ ở để di chuyển khoảng 1.800 hộ dân. Theo tính toán sơ bộ, giai đoạn 1 cần số vốn khoảng 4.300 tỷ đồng, hoàn thành và bàn giao căn hộ giãn dân vào quý III/2015.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá thép hôm nay 23/5: giảm nhẹ

Giá thép hôm nay 23/5: giảm nhẹ

23 May, 07:22 AM

Kinhtedothi - Ngày 23/5, thị trường trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt Đại Liên dao động khi các thương nhân cân nhắc nhu cầu của Trung Quốc, lượng hàng xuất xưởng cao hơn.

Ngành xây dựng bứt phá giữa thách thức

Ngành xây dựng bứt phá giữa thách thức

23 May, 05:04 AM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2025, ngành xây dựng Việt Nam ghi nhận sự phục hồi tích cực nhờ chính sách đầu tư công và cải cách thể chế. Tuy nhiên, nhiều DN trong lĩnh vực này vẫn đối mặt với bài toán thiếu vốn, tăng giá vật liệu và sức ép cạnh tranh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ