Vào ngày 23/8, tàu Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã đổ bộ thành công xuống cực nam của mặt trăng, dấu ấn rực rỡ không chỉ của riêng quốc gia này mà còn đối với toàn thể nhân loại.
Thành tích này còn vẻ vang hơn khi đến sau thất bại của chính New Delhi trong nỗ lực đáp một tàu vũ trụ xuống mặt trăng vào năm 2019 hay gần đây là của Nga khi cố gắng hạ cánh Luna 25 lên vệ tinh này.
Không chỉ Ấn Độ và Nga, loài người đã trải qua vô vàn thất bại khi đáp xuống bề mặt “gồ ghề” của mặt trăng, trong suốt 60 năm kể từ lần hạ cánh thành công đầu tiên của Liên Xô.
Mặc dù là vệ tinh gần với chúng ta nhất, cách khoảng 400.000 km so với trái đất, đến nay, chỉ có bốn quốc gia đổ bộ nơi đây thành công. Liên Xô là quốc gia đầu tiên khi tàu Luna 9 hạ cánh an toàn xuống mặt trăng vào năm 1966. Lần thứ hai ghi danh Mỹ khi tàu Surveyor 1 đáp thành công vào tháng 6/1996. Lần thứ là tàu Chang’e 3 của Trung Quốc vào năm 2013. Và bây giờ là Ấn Độ với tàu Chandrayaan-3.
Một số tàu của Nhật Bản, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Israel, Nga, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, Luxembourg, Hàn Quốc và Ý chỉ thực hiện những chuyến bay ngang qua hoặc vô tình chạm nhẹ bề mặt của mặt trăng.
Trừ những thành công của các quốc gia trên, số còn lại gần như là thất bại, trong đó phải kể đến thất bại gần nhất của một trong những siêu cường hàng đầu về vũ trụ là Nga.
Vào ngày 19/8/2023, cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos thông báo tàu vũ trụ Luna 25 đã bị mất kết nối sau khi được lệnh hạ thấp quỹ đạo xuống mặt trăng. Mọi hy vọng tan biến khi Roscosmos xác định Luna 25 đã bị rơi vào ngày 20/8.
“Mặc dù có hơn 60 năm kinh nghiệm bay vào vũ trụ, sứ mệnh này đã thất bại. Chúng tôi không biết chính xác chuyện gì đã xảy ra, có thể là liên quan đến xung đột Ukraine đã khiến mọi thứ tách khỏi quỹ đạo -Một nhân viên của Roscosmos cho biết.
Thất bại của Luna 25 cũng khiến cho nhân loại nhớ lại hai vụ tai nạn mặt trăng nổi tiếng vào năm 2019, đó là vụ hạ cánh thất bại của tàu Beresheet trị giá 100 triệu USD của Israel vào tháng 4 và tàu Vikram của chính Ấn Độ vào tháng 9.
Thất bại của hai con tàu vốn là niềm tự hào lớn nhất của hai quốc gia trên dường như đã đập tan giấc mộng chinh phục vũ trụ mà con người vẫn ấp ủ hàng trăm năm nay. Khi chứng kiến những mảnh vỡ tàu vũ trụ trải dài trên bề mặt gồ ghề của “gã hàng xóm thân thiết” với Trái đất, ắt hẳn người dân hai quốc gia này không khỏi thất vọng bởi không chỉ hàng trăm triệu USD “đổ sông đổ bể” mà ẩn chứa trong đó là nỗi buồn không thể đưa quốc gia vươn tầm thế giới, sánh ngang với các siêu cường khác như Mỹ hay Nga.
Có thể nói, chinh phục vũ trụ là công việc mạo hiểm nhất mà loài người thực hiện, với chỉ hơn 50% sứ mệnh liên quan đến mặt trăng thành công. Thậm chí, ngay cả với những nhiệm vụ tiếp cận các vệ tinh nhỏ gần quỹ đạo trái đất nhất cũng chỉ đạt tỷ lệ thành công từ 40% đến 70%.
Tất nhiên, nếu một nhiệm vụ có sự tham gia của phi hành đoàn, tỷ lệ thành công sẽ lên đến 98%, do có sự đầu tư, chuẩn bị đầy đủ về trang thiết bị cũng như sự cảnh giác, chu đáo cẩn thận từ nhân viên mặt đất và ban quản lý.
Tuy nhiên, rủi ro đối với các chuyến tàu chinh phục không gian vẫn là vô cùng lớn. Theo thống kê, có khoảng 1,5 tỷ ô tô trên thế giới, khoảng 40.000 máy bay, nhưng chưa đến 20.000 lần phóng tàu vũ vào không gian trong lịch sử.
Có thể trở ngại sẽ được khắc phục trong tương lai khi các quốc gia đang ngày càng đầu tư cho lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là cơ sở vật chất cho hàng không vũ trụ. Và thành công mới nhất của Ấn Độ không chỉ mở ra kỷ nguyên tươi sáng cho quốc gia này mà còn một lần nữa củng cố niềm tin của nhân loại vào viễn cảnh chinh phục hoàn toàn vũ trụ vô tận.