Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Không thể xem nhẹ ô nhiễm trong nông nghiệp

Kinhtedothi - Tình trạng lạm dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cũng như các loại hóa chất trong sản xuất nông nghiệp hiện nay đang khiến cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Trong khi đó, các biện pháp xử lý ô nhiễm dường như vẫn chưa được cấp địa phương coi trọng.

Lo ngại ngày càng lớn

Những năm qua, nông nghiệp được đánh giá là ngành duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định. Năng suất, chất lượng nông sản từng bước được nâng cao và nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản của nước ta có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới. Nhưng, song hành với kết quả khởi sắc ấy là mối lo ngại về ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp cũng gia tăng theo thời gian. Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, trong suốt giai đoạn 2011 – 2015, việc lạm dụng phân bón vô cơ đã dẫn đến hiện tượng đất canh tác ngày càng bị chai cứng, giữ nước kém, giảm độ màu mỡ. Ước tính, bình quân tổng lượng phân bón vô cơ sử dụng vào khoảng 2,4 triệu tấn/năm.
Nhiều người trồng hoa tại Tây Tựu, Bắc Từ Liêm còn lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất. 	Ảnh: VĂN THẮNG
Nhiều người trồng hoa tại Tây Tựu, Bắc Từ Liêm còn lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất. Ảnh: VĂN THẮNG
Đi theo đó là 240 tấn bao bì, vỏ hộp các loại, phần lớn không được thu gom, tái chế, gây ô nhiễm môi trường. Nguy hiểm hơn, tình trạng lạm dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp cũng đang có chiều hướng gia tăng. Theo thống kê của Cục BVTV (Bộ NN&PTNT), mỗi năm cả nước nhập khẩu khoảng 116.000 tấn thành phẩm hóa chất BVTV, trong đó lượng bao bì chiếm khoảng 10%. Điều đáng nói, lượng bao bì này không được thu gom, xử lý đã gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, không khí, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng. “Nhiều nông dân sử dụng thuốc BVTV không đúng cách, phối trộn nhiều loại thuốc, phun quá nhiều lần trong một vụ vừa gây lãng phí, vừa gây ô nhiễm môi trường” – đại diện Cục BVTV cho hay.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, ô nhiễm môi trường cũng đang ở mức báo động. Ông Đinh Vũ Thanh – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT) cho biết, năm 2014, khối lượng chất thải rắn của các loại vật nuôi là 82,22 triệu tấn, trong đó chỉ khoảng 60% số chất thải này được xử lý, còn lại thường xả trực tiếp ra ngoài môi trường. Ngoài ra, hàng vạn điểm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan thú y cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Đẩy mạnh tuyên truyền, xử lý

Không phải đến bây giờ ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp mới được nhắc đến mà vấn đề này đã được các chuyên gia cảnh báo từ rất lâu, song việc triển khai các giải pháp hạn chế và khắc phục trên thực tế chưa thực sự hiệu quả. Đến nay, nhiều địa phương vẫn chưa thể thu gom vỏ bao gói thuốc BVTV sau sử dụng vào một điểm để xử lý. Lý giải cho yếu kém này, một số địa phương cho rằng do nguồn kinh phí tiêu hủy vỏ thuốc BVTV còn eo hẹp. Tuy nhiên, theo một lãnh đạo Cục BVTV, cấp tỉnh chưa chủ động tìm nguồn kinh phí để xử lý bao gói thuốc BVTV mà trông chờ vào kinh phí của T.Ư hỗ trợ.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ngành nông nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thử thách và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Nếu không đảm bảo chất lượng ATTP nông sản, bảo vệ môi trường sản xuất một cách bền vững, chắc chắn ngành nông nghiệp khó lòng trụ vững. Chính vì vậy, giai đoạn 2016 – 2020, Bộ NN&PTNT đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm là quản lý và sử dụng hiệu quả, an toàn các loại hóa chất, thuốc BVTV cũng như phân bón trong sản xuất nông nghiệp. Đối với chăn nuôi, rà soát, bổ sung, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn xử lý chất thải rắn, lỏng theo từng loại vật nuôi. Đồng thời nhân rộng các mô hình sản xuất theo hướng an toàn sinh học.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng gắn liền với quá trình sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, ngành nông nghiệp đã chuyển sang giai đoạn mới với tiêu chí nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, do đó càng không thể lơ là công tác bảo vệ môi trường. Theo ông Phát, cơ quan quản lý của bộ cũng như các địa phương cần nỗ lực, quyết liệt, sáng tạo hơn trong công tác bảo vệ môi trường. Trong đó cần đẩy mạnh tuyên truyền, tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của DN, cộng đồng đối với công tác bảo vệ môi trường nông nghiệp.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

07 Jul, 10:41 AM

Kinhtedothi-Từ đầu tháng 7, Quảng Ngãi đồng loạt ra quân thực hiện cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Dữ liệu thu thập lần này sẽ là cơ sở quan trọng cho hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn phù hợp với giai đoạn mới, đặc biệt sau khi địa phương mở rộng địa giới hành chính.

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ