Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khuyến nghị biên soạn sách giáo khoa theo vùng

Kinhtedothi - Hội thảo quốc tế "Đổi mới và hiện đại hóa chương trình (CT) và sách giáo khoa (SGK) theo định hướng phát triển bền vững" đã diễn ra sáng 30/10 tại Hà Nội với sự tham dự của đông đảo chuyên gia giáo dục trong và ngoài nước.
Nhiều kinh nghiệm và nhiều ý kiến đóng góp đã được đưa ra để "gợi ý" cho việc đổi mới căn bản và toàn diện SGK.

Đảm bảo 3 chức năng

Những vấn đề trọng tâm, kinh nghiệm từ các nước Mỹ, Nga, Pháp, Nhật… về xây dựng CT, SGK như: Định hướng trong đổi mới và hiện đại hóa SGK phổ thông; Xây dựng, phát triển mô hình SGK mới; Đánh giá và sử dụng SGK trong nhà trường phổ thông hiện đại đã được đưa ra bàn thảo.

Theo GS.TS Nguyễn Lộc (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) và TS Bùi Việt Phú (NXB Giáo dục Việt Nam): Việc biên soạn và phát triển SGK phổ thông phải tuân theo định hướng xây dựng CT sau năm 2015, kiến thức sẽ chú trọng vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống hàng ngày, chỉ lựa chọn một số nội dung cơ bản, thiết thực, gần gũi nhằm hình thành năng lực, giúp HS giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. SGK cần bảo đảm 3 chức năng: Thông tin; Hướng dẫn và Kích thích.

 
Học sinh chọn mua sách giáo khoa tại nhà sách Tiền Phong, 17 Ngọc Hà.  Ảnh:  Duy Anh
Học sinh chọn mua sách giáo khoa tại nhà sách Tiền Phong, 17 Ngọc Hà. Ảnh: Duy Anh

Tùy theo SGK đa môn hay đơn môn mà lựa chọn cách trình bày cấu trúc nội dung, không nên trình bày đơn vị bài học theo tiết, mà nên theo chủ đề nội dung ứng với các tình huống tích hợp. Với một CT quốc gia nên có nhiều bộ SGK. Trong đó Bộ GD&ĐT là cơ quan trực tiếp thẩm định SGK và cho phép sử dụng nếu bảo đảm chất lượng. Tuy nhiên, số bộ SGK không nên quá nhiều, có thể biên soạn theo 3 vùng: Đô thị, nông thôn và miền núi, vùng dân tộc thiểu số.

Về vấn đề này, GS Leif Oestman (ĐH Tổng hợp Uppsala, Thụy Điển) đưa ra kinh nghiệm: Trước đây, SGK phổ thông của Thụy Điển đã được biên soạn theo quan điểm thuần túy và khoa học, có nội dung và cấu trúc nặng tính hàn lâm, HS tiếp thu khó. Nhưng gần đây, Thụy Điển đã có những đổi mới một cách căn bản trong quan niệm xây dựng CT và biên soạn SGK. Các SGK mới được thiết kế theo quan điểm của khoa học ứng dụng, trong đó việc trình bày kiến thức, kỹ năng hướng tới và liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của HS. Việc tích hợp lồng ghép các giá trị của đời sống được coi trọng đặc biệt.

Tác giả cần có năng lực…  “2 trong 1”

GS.TS Đinh Quang Báo - nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng: SGK trong nhà trường hiện đại vừa chứa đựng lượng thông tin khoa học lớn, vừa là kịch bản định hướng tổ chức hoạt động dạy - học và buộc tác giả phải có năng lực "2 trong 1". Ở nước ta không có cơ sở nghiên cứu soạn SGK riêng như một số nước trên thế giới, cho nên không có đội ngũ các nhà sư phạm chuyên sâu, hoạt động chuyên nghiệp biên soạn SGK, nên tuy có chuyên môn sâu nhưng hạn chế về tri thức giáo dục học. "Tuy nhiên, nếu chúng ta có biện pháp tổ chức nhân sự, bồi dưỡng trao đổi những lý luận cơ bản về SGK, đặc biệt có chế độ đãi ngộ, động viên xứng đáng về vật chất và tinh thần thì có thể khắc phục nhược điểm đó" - ông Báo khẳng định. Bằng kinh nghiệm của mình, nhiều chuyên gia nước ngoài cho biết, tác giả viết SGK cần tính đến các yếu tố như mô hình giảng dạy, tuổi và đặc điểm cá nhân của HS, mục tiêu mà SGK cần hỗ trợ thực hiện.

Không phủ nhận, nội dung SGK là một trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục, bên cạnh yếu tố giáo viên, hệ thống tổ chức giáo dục và hệ thống chương trình… SGK phổ thông hiện tại đang bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp CNH - HĐH và hội nhập quốc tế. Vì vậy, đa số những người làm giáo dục khẳng định, việc đổi mới căn bản, toàn diện SGK phổ thông sau 2015 là cấp bách, không thể trì hoãn. Để thực hiện được mục tiêu này, điều quan trọng là đổi mới và hiện đại hóa SGK theo quan điểm của giáo dục hiện đại: Lấy HS làm trung tâm, công nghệ giáo dục và giáo dục bền vững.q

 
SGK phải có cấu trúc, nội dung, cách tiếp cận và hình thức trình bày đáp ứng tốt nhất sự sáng tạo chủ động của giáo viên, HS trong quá trình dạy và học, phù hợp với các đặc điểm về điều kiện giáo dục của cả nước cũng như các vùng, miền. Chúng ta phải xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá SGK để làm căn cứ xuất phát cho các tác giả, đồng thời làm công cụ cho việc đánh giá, thẩm định SGK giúp Bộ GD&ĐT trong việc phê duyệt, cho phép sử dụng SGK trong dạy học.

Thứ trưởng  Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: tỷ lệ chọi của 15 trường THPT công lập hot

Hà Nội: tỷ lệ chọi của 15 trường THPT công lập hot

13 May, 09:32 PM

Kinhtedothi – Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển vào từng trường THPT tại kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026. Tỷ lệ chọi vào lớp 10 năm nay có một số biến động so với năm trước nhưng hầu hết các trường THPT hot vẫn có số lượng dự tuyển cao.

Đề xuất tăng ưu đãi cho giáo viên mầm non, nhân viên trường học

Đề xuất tăng ưu đãi cho giáo viên mầm non, nhân viên trường học

13 May, 07:42 PM

Kinhtedothi – Nhằm tạo hành lang pháp lý để các địa phương triển khai chính sách một cách đồng bộ, công bằng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giữ chân nhân sự, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành giáo dục, Bộ GD&ĐT đề xuất tăng phụ cấp, ưu đãi cho giáo viên mầm non, dự bị đại học và nhân viên trường học.

Nỗ lực củng cố kiến thức, hỗ trợ tinh thần cho học sinh lớp 9

Nỗ lực củng cố kiến thức, hỗ trợ tinh thần cho học sinh lớp 9

13 May, 03:21 PM

Kinhtedothi – Hơn 20 ngày nữa, kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội sẽ chính thức diễn ra. Thời điểm này, hàng trăm nghìn học sinh lớp 9 tại Hà Nội đang nỗ lực ôn tập để củng cố kiến thức trong giai đoạn nước rút. Bên cạnh các em, cha mẹ, thầy cô luôn quan tâm sát sao để cổ vũ tinh thần.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ