Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kiểm soát nhịp tim trên người bệnh tăng huyết áp

Kinhtedothi - Ở người bệnh tăng huyết áp, tần số tim (hay thường gọi là nhịp tim) cao hơn mức tiêu chuẩn làm tăng nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim, suy thận…
Việc chưa nhận thức đầy đủ về ảnh hưởng của tần số tim, tự ý ngưng thuốc, tăng giảm liều lượng thuốc khiến người bệnh tăng huyết áp dễ xảy ra các tai biến nguy hiểm.
Tần số tim ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh tăng huyết áp?

Tần số tim tức số lần tim đập, co bóp trên mỗi phút. Tần số tim của một người khỏe mạnh rơi vào khoảng 60 - 100 nhịp/phút. Trường hợp tim đập trên 100 lần/phút được gọi là tim đập nhanh và dưới 60 lần mỗi phút được gọi là tim đập chậm. Khi tim đập quá nhanh, tim phải hoạt động nhiều trong một thời gian dài sẽ dẫn đến việc tim không còn hoạt động khỏe mạnh như trước và dẫn đến tình trạng suy tim. Nếu tim đập quá chậm với chỉ số dưới 30 - 40 lần/phút sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu ở các cơ quan. Nếu thiếu máu não, người bệnh sẽ cảm thấy choáng váng, thậm chí có thể ngất đi.
 Điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Người có tần số tim cao thì nguy cơ tử vong do các biến cố về tim mạch sẽ cao hơn người có tần số tim bình thường. Do đó, nếu người bệnh vừa tăng huyết áp, vừa có tần số tim cao thì tỉ lệ xảy ra những biến cố tim mạch và tử vong càng cao gấp nhiều lần. Người bệnh tăng huyết áp nên duy trì huyết áp ở mức dưới 130/80mmHg, tần số tim ở khoảng 60 - 70 lần/phút.

Phương pháp kiểm soát tần số tim ở người bệnh tăng huyết áp

Theo GS.TS. BS Trương Quang Bình (Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh), tần số tim bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Trong đó tình trạng huyết áp cao, lo lắng, căng thẳng, ít vận động, thể lực kém, thiếu máu, thể trạng nhợt nhạt, người có thai, có bệnh tuyến giáp - cường giáp… đều có thể gây tăng tần số tim.

Đối với người bệnh tăng huyết áp có tần số tim cao, bác sĩ cần xem xét toàn bộ các yếu tố nói trên và kiểm soát ngay. Nếu sau khi đã kiểm soát được các yếu tố này mà nhịp tim vẫn còn nhanh, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thuốc điều trị phù hợp nhằm giảm tần số nhịp tim, giảm huyết áp cho người bệnh về mức mục tiêu mong muốn.

Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng trong vòng 1 - 2 ngày. Việc ngưng thuốc đột ngột hoặc tự ý giảm liều lượng có thể khiến tần số nhịp tim sẽ tăng trở lại, thậm chí có thể gặp phản ứng dội làm tăng tần số tim cao hơn rất nhiều. Chính vì vậy, khi người bệnh tăng huyết áp có chỉ định sử dụng thuốc giảm tần số nhịp tim hoặc các thuốc điều trị ổn định tần số tim, việc ngưng hoặc giảm liều phải từ từ và được quyết định bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Người bệnh không được tự ý ngưng hoặc giảm liều thuốc đột ngột. Điều này có thể làm tăng huyết áp và tăng tần số nhịp tim cùng lúc, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý cho người bệnh tăng huyết áp trong mùa dịch Covid-19

ThS. BS Nguyễn Đình Sơn Ngọc - Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh cho biết, trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, người mắc các bệnh lý về tim mạch nói chung và tăng huyết áp nói riêng là một trong những đối tượng có nguy cơ diễn tiến nặng nếu nhiễm Covid-19.

Một nghiên cứu trên người nhiễm Covid-19 cho thấy, tỷ lệ tử vong ở người có bệnh nền tim mạch cao gấp 5 lần so với người bình thường. Do vậy, bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc phòng chống dịch của Bộ Y tế, người bệnh cần kiểm tra lại ngay cơ số thuốc mà mình hiện có. Nếu còn ít thì cần gọi điện thoại cho bác sĩ điều trị hoặc phòng khám chuyên khoa mà mình đang được theo dõi để bổ sung kịp thời, uống thuốc đầy đủ theo chỉ định. Cần kiểm tra và chắc chắn rằng đã có các trang thiết bị y tế cơ bản như nhiệt kế, máy đo huyết áp… Trong trường hợp có chỉ định tái khám, phải đeo khẩu trang và thực hiện đúng quy định, hướng dẫn của cơ sở y tế.

Nếu có các triệu chứng khó thở, nặng ngực, mệt mỏi ngày càng tăng dần hoặc huyết áp, tần số tim không ổn định, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ điều trị để nhận được hướng dẫn xử trí phù hợp. Nếu bị các triệu chứng nặng như khó thở, đau ngực nhiều, tím tái, lú lẫn… thì cần gọi ngay đơn vị cấp cứu để được chuyển đến bệnh viện gần nhất.

Về chế độ sinh hoạt, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, sinh hoạt điều độ. Nên vận động vừa sức, đảm bảo hạn chế tiếp xúc theo các quy định phòng chống dịch và có chế độ ăn uống khoa học, đủ dưỡng chất. Bên cạnh đó, người bệnh nên ngủ đủ giấc, không căng thẳng quá mức và không lạm dụng bia rượu, các chất kích thích.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đà Nẵng: Đang làm rõ phản ánh của người dân về bún tươi đổi màu bất thường

Đà Nẵng: Đang làm rõ phản ánh của người dân về bún tươi đổi màu bất thường

07 Jul, 08:12 PM

Kinhtedothi - Một hộ dân tại phường Hòa Xuân, TP Đà Nẵng phản ánh hiện tượng bất thường khi sợi bún tươi mua tại chợ Hòa Châu đột ngột chuyển sang màu đỏ chỉ sau vài giờ để ngoài môi trường khô thoáng. Ngay sau khi nhận được thông tin, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng đã có văn bản chỉ đạo xác minh, làm rõ vụ việc.

Hàng trăm ca phẫu thuật miễn phí, "tái sinh" nụ cười cho trẻ em

Hàng trăm ca phẫu thuật miễn phí, "tái sinh" nụ cười cho trẻ em

07 Jul, 07:15 PM

Kinhtedothi - Từ ngày 7/7, Bệnh viện E và Tổ chức Operation Smile phối hợp tổ chức chương trình khám, điều trị, phẫu thuật miễn phí dành cho người bệnh mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng và nhiều dị tật khác. Đây là mùa thứ 10 đánh dấu một chặng đường bền bỉ và đầy nhân văn trong hành trình "tái sinh” nụ cười cho hàng nghìn trẻ em theo mục tiêu của chương trình đề ra.

Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Quốc khánh 2/9

Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Quốc khánh 2/9

07 Jul, 04:17 PM

Kinhtedothi - Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2025, toàn TP đã thành lập 609 đoàn kiểm tra, trong đó, tuyến TP 15 đoàn; 45 đoàn tuyến quận, huyện; 549 đoàn tuyến xã, phường.

Phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn:  Người dân tuyệt đối không ăn tiết canh sống

Phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn:  Người dân tuyệt đối không ăn tiết canh sống

07 Jul, 08:33 AM

Kinhtedothi - Bệnh liên cầu khuẩn lợn hiện chưa có vaccine phòng ngừa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề. Chuyên gia y tế khuyến cáo, chăm sóc sức khỏe, phòng tránh nhiễm trùng và điều trị kịp thời để ngăn chặn sự lan truyền của liên cầu khuẩn và giảm thiểu nguy cơ bệnh lý.

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

05 Jul, 04:21 PM

Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ