Cộng đồng doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân… cho rằng, dù nền kinh tế khó khăn tăng 3% tiền điện không sốc. Bởi ngành điện chịu lỗ trong thời gian dài để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh dịch không tăng giá điện, còn “chấp nhận lỗ”, miễn giảm dã hỗ trợ rất nhiều cho xã hội.
Chung tay cùng ngành điện
Trưởng ban Cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội (Hanoisme) Trịnh Thị Ngân khẳng định, việc tăng giá điện 3% là giải pháp tương đối hợp lí vì hiện ngành điện đang bị lỗ rất là lớn, doanh nghiệp và người dân cũng gắng chống chịu khi mọi khó khăn bủa vây.
Chính sách tăng giá đưa ra bởi vốn đầu tư cho truyền tải hiện đang thiếu, người dân, doanh nghiệp cũng chưa có ý thức sử dụng điện tiết kiệm để giảm chi phí trong quá trình sản xuất, tăng năng suất lao động và giảm thiểu những thế công đoạn tối đa để tiết giảm chi về điện.
“Tôi thấy rằng, tăng giá 3% cũng chưa phải nhiều bù đắp được lỗ lớn của ngành điện, Doanh nghiệp, người dân đội thêm chi phí nhưng vì mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia chúng ta nên cố gắng đồng hành cùng với ngành điện” – vị này nói.
Ngành điện trong gia đoạn khó khăn của dịch Covid-19, không tăng giá, đồng hành sẽ chia thực hiện nhiệm đảm bảo an ninh năng lượng. Giờ đây là lúc ngành điện cần sự đồng hành sẻ chia của mọi tầng lớp để cùng vượt qua khó khăn, tồn tại và phát triển.
Thực tế chỉ ra rằng, điện được dùng trong hầu hết các hoạt động của nền kinh tế, vì vậy tăng giá điện sẽ làm tăng chi phí sản xuất, làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chi phí điện tăng 3% làm cho giá vốn hàng bán tăng thêm, tổng lợi nhuận trước thuế của từng ngành có thể giảm tối đa tương ứng.
Giám đốc Dự án Công ty TNHH Kỹ thuật năng lượng Hoàng An Nguyễn Văn Trọng nhìn nhận, đó là quy luật tất yếu để đảm bảo an ninh năng lượng. Tăng giá bán lẻ điện để mọi người sử dụng tiết kiệm hơn, nếu không điều chỉnh giá điện sẽ làm cho các đơn vị sản xuất kinh doanh và hộ gia đình không có ý thức sử dụng tiết kiệm.
Khi giá điện tăng, các cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ phải cơ cấu lại các khoản chi phí để giảm giá thành sản phẩm, sử dụng năng lượng hợp lý và tiết kiệm hơn; đồng thời, thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng của doanh nghiệp bằng cách đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời để tự cung cấp điện cho sản xuất.
Mặt khác nếu không tăng giá bán lẻ điện kịp thời ở mức phù hợp khi đó dự kiến tổng số lỗ luỹ kế của ngành điện hai năm 2022 và 2023 khoảng gần 70.000 tỷ đồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến bảo toàn vốn Nhà nước tại EVN, đến khả năng cung cấp đủ điện cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia và nhu cầu sử dụng điện của nền kinh tế ngày càng cao.
Tiết kiệm để giảm chi phí
Từ thực tế, ông Nguyễn Văn Trọng khẳng định: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một giải pháp thiết thực giúp cải thiện hiệu quả của nền kinh tế.
Theo ông, cần thay đổi thói quen và nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng của người lao động, nhà xưởng sản xuất là nơi tiêu tốn khá nhiều chi phí điện năng. Vì thế, việc tuyên truyền cho công nhân các lợi ích của việc tiết kiệm điện và các loại năng lượng khác.
Cần thay thế các thiết bị cũ bằng các thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng với việc lắp đặt các thiết bị điện và cơ khí hiệu suất cao, bao gồm các động cơ, chiếu sáng, máy bơm, các thiết bị nhiệt và thông gió…
Ngoài ra, việc lắp đặt các hệ thống sử dụng năng lượng tái tạo quy mô như điện mặt trời áp mái cũng là một giải pháp giúp giảm lượng điện năng tiêu thụ và thậm chí có thể bán lại nguồn điện dư thừa cho nhà cung cấp.
Áp dụng mô hình quản lý theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011, các doanh nghiệp sẽ kiểm soát được việc sử dụng năng lượng một cách chặt chẽ, bền vững và hệ thống để từ đó tìm ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Đơn cử, trong văn phòng bố trí các trang thiết bị điện: đèn, quạt, vi tính, điều hoà nhiệt độ... Muốn vậy có quy định các chế độ và thời gian sử dựng các trang thiết bị trong cơ quan, khi không có người làm việc ở trong phòng phải tắt hết điện.
Nhiều mong đợi “không té nước theo mưa”
Ôông Nguyễn Văn Trọng đề xuất hoãn thời hạn nộp một số khoản thuế, phí cho doanh nghiệp, giảm 2% thuế VAT để kích cầu tiêu dùng. Cơ quan quản lý Nhà nước cần phải có chính sách tổng thể để bình ổn mặt bằng giá. Yêu cầu tất cả doanh nghiệp đăng ký giá, kê khai giá phải báo cáo chi tiết giá thành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi giá điện tăng 3%, tránh tình trạng điện tăng 3% thì doanh nghiệp cũng tăng giá thành sản phẩm tương ứng.
Đồng thời Chính phủ cần có giải pháp tránh lợi dụng việc tăng giá điện để lôi kéo các mặt hàng ở thị trường, chợ dân sinh, ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
"Đây là mức tăng rất thấp khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện vẫn còn rất nhiều khó khăn. Bởi, cần hiểu rằng, chi phí mua điện đầu vào từ các nhà máy nhiệt điện than vừa qua đã tăng 25%, còn mua điện từ nhà máy tuabin khí tăng 11,3%.
Rõ ràng, bình quân giá điện đã tăng khoảng 15% mà điều chỉnh có 3% là mức độ rất thấp. Không có gì khác ngoài việc là Nhà nước cần phải có chính sách đặc biệt hỗ trợ ngành điện trong bối cảnh tình hình tài chính của họ - vì dù có điều chỉnh 3% cũng vẫn còn rất khó khăn. Bên cạnh đó, Nhà nước phải có chính sách tổng thể về bình ổn mặt bằng giá" - chuyên gia kinh tế Nguyễn Tiến Thỏa.