Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kiếm tiền triệu từ chuột đồng

Kinhtedothi - Đến hẹn lại lên, thời điểm này, trên khắp các cánh đồng ở ngoại thành Hà Nội lại xuất hiện những tốp thợ đi săn chuột đồng.
Với nhiều người, đây chỉ là một thú vui, nhưng với những thợ săn chuyên nghiệp thì có thể thu nhập cả triệu đồng từ mỗi buổi đi săn.
Thịt chuột đồng là món ăn không mấy xa lạ với người dân nông thôn và trở thành “đặc sản” trong thực đơn của nhiều nhà hàng. Ở một số nơi như xã Dị Nậu, Canh Nậu, huyện Thạch Thất, thịt chuột còn được coi là món ăn không thể thiếu trong những đám cỗ. Có nơi còn quan niệm rằng, trên mâm cỗ mà thiếu đĩa thịt chuột thì... chưa phải là cỗ to. Từ nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nhiều nơi đã phát triển mạnh nghề săn chuột đồng. Người ta săn chuột quanh năm, nhưng phát triển mạnh nhất là sau vụ thu hoạch lúa Mùa, khoảng từ tháng 9 - 12 âm lịch. Thời điểm này, đồng ruộng chỉ trơ gốc rạ, mương máng, sông ngòi cạn nước, chuột lót ổ trong hang nên dễ bắt.
 Anh Trần Văn Tiến, xã Phương Trung, Thanh Oai cùng bạn bè đi săn chuột đồng.
Theo chân một nhóm thanh niên làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, chúng tôi đã có một trải nghiệm thú vị với nghề săn chuột đồng. Trong nhóm, anh Trần Văn Tiến là người có nhiều kinh nghiệm săn chuột nhất, đảm nhận nhiệm vụ dò tìm hang chuột. Theo kinh nghiệm của anh Tiến, muốn biết trong hang có chuột hay không chỉ cần nhìn dấu chân mới ở cửa hang, hoặc lấy que đập xuống bãi cỏ thấy chuột chạy loạt soạt là chắc chắn chuột đang ở trong. Đồ nghề để bắt chuột khá đơn giản, chỉ cần một chiếc cuốc và bao tải hoặc lồng. Những thợ săn chuyên nghiệp có thể mang cả chó săn đi cùng. Có nhiều cách để bắt chuột, nhưng phổ biến nhất là cuốc hang chuột ở, hoặc dùng rơm rạ đốt hun, đổ nước xuống hang, để chuột bị ngạt mà chạy ra ngoài. Khi đó thợ săn sẽ đứng chắn ở cửa hang chỉ việc bắt chuột bỏ vào tải. Trung bình mỗi buổi đi săn, các nhóm thợ có thể bắt được từ 5 – 7kg, có những hôm may mắn có thể lên tới cả chục cân.

Chuột đồng sau khi bắt về được làm lông, đem thui rơm, rồi mới chế biến. Sau khi thui, con nào con nấy nhìn béo tròn, vàng ruộm rất hấp dẫn. Thịt chuột được chế biến thành nhiều món như luộc, hấp hoặc ướp gia vị để rán giòn, nướng…, nhưng ngon và chuẩn vị chuột đồng nhất phải kể đến món rựa mận. Hiện nay, giá mỗi cân chuột đồng được bán từ 120.000 – 150.000 đồng/kg, còn nếu làm sạch có thể bán được trên 200.000 đồng/kg. Như vậy, nếu một thợ chuyên nghiệp có thể thu nhập cả triệu đồng mỗi buổi đi săn.

Với nhiều người, săn chuột là một nghề đem lại thu nhập chính. Anh Nguyễn Văn Cầu, xóm Trại, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, một thợ săn chuột chuyên nghiệp chia sẻ: Chuột đồng xịn phải là loại có màu lông ghi xám, kích cỡ chỉ bằng chuôi dao phay. Do chỉ ăn thóc lúa nên thịt chuột đồng là món ăn sạch và rất thơm ngon. “Tôi làm nghề săn chuột đồng quanh năm, vào những ngày thường chỉ được vài ba cân, nhưng thời điểm này, hai bố con tôi có thể bắt được cả chục cân chuột mỗi ngày” – anh Cầu bộc bạch.

Bên cạnh lợi ích về kinh tế, việc săn bắt chuột cũng có những rủi ro. Có người vô tình để chuột cắn nếu không vệ sinh cẩn thận sẽ bị lây lan các loại vi trùng qua vết thương. Một số người vì lợi ích kinh tế đã trộn cả những loại chuột cống, chuột bắt trong các khu đô thị bán ra thị trường. Ngoài ra, việc đào bờ ruộng, cuốc bờ mương cũng làm ảnh hưởng tới hệ thống đê điều, kênh mương, giao thông nội đồng. Vì vậy, người thợ săn chuột cần nâng cao ý thức trong việc hành nghề, để nghề săn chuột vừa giúp bảo vệ mùa màng, lại cung cấp một thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ