70 năm giải phóng Thủ đô

Kiên quyết loại bỏ "giấy phép con" cho doanh nghiệp

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thống nhất sửa đổi Luật Đầu tư và Luật DN, nhằm tạo ra sự thông thoáng và minh bạch hơn về cơ chế chính sách, các đại biểu (ĐB) Quốc hội tán thành việc không ghi ngành nghề kinh doanh vào giấy chứng nhận để đảm bảo quyền tự do kinh doanh. Đồng thời, việc ghi ngành nghề chỉ mang tính thủ tục hành chính, gây phiền hà không cần thiết cho DN. Hết thời “thích thì cho”

Kinhtedothi - Thống nhất sửa đổi Luật Đầu tư và Luật DN, nhằm tạo ra sự thông thoáng và minh bạch hơn về cơ chế chính sách, các đại biểu (ĐB) Quốc hội tán thành việc không ghi ngành nghề kinh doanh vào giấy chứng nhận để đảm bảo quyền tự do kinh doanh. Đồng thời, việc ghi ngành nghề chỉ mang tính thủ tục hành chính, gây phiền hà không cần thiết cho DN.

Hết thời “thích thì cho”
Với kỳ vọng luật sẽ tạo động lực đối với môi trường đầu tư Việt Nam, đem lại lợi ích cho DN, đặc biệt là DN nhỏ và vừa, tư nhân, DN khởi nghiệp, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh cho hay, thay đổi đột phá nhất của Luật Đầu tư sửa đổi là chuyển từ "chọn cho" sang "chọn bỏ" đối với việc cấp phép các ngành nghề kinh doanh.

 
Làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại bộ phận một cửa của Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội.    Ảnh: Danh Lam
Làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại bộ phận một cửa của Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội. Ảnh: Danh Lam
Sau khi đã làm thủ tục đăng ký kinh doanh thì các nhà đầu tư, các chủ DN có quyền tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần làm thêm bất cứ thủ tục đầu tư nào khác. Theo đó, trừ những lĩnh vực cấm, ghi trong luật còn nếu không ghi thì DN được quyền làm. Ban soạn thảo cũng đã liên tục rà soát danh mục để bổ sung những lĩnh vực mới cần phải cấm làm sao cho luật luôn tạo được sự minh bạch. "Những cái gì bất lợp lý là được rà soát để tiếp tục loại bỏ hoặc đưa vào tránh tình trạng xin - cho" - Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh.

Trước đó, báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý Luật Đầu tư sửa đổi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết cơ quan này đã chỉ đạo thu hẹp số ngành cấm kinh doanh từ 51 còn lại 6, trong khi số ngành đầu tư kinh doanh có điều kiện cũng giảm từ 386 xuống 272. 

Đánh giá danh mục rút gọn này là "nỗ lực vượt bậc" của cơ quan làm luật, tuy nhiên, ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường (đoàn Hà Nội) đề nghị Chính phủ cần sớm ban hành các điều kiện trước ngày 1/7/2015 (cùng thời điểm luật này có hiệu lực) để các nhà đầu tư không phải chờ đợi. ĐB Quốc Khánh (đoàn Hà Nội) kiến nghị bổ sung nghề tư vấn phổ biến giáo dục pháp luật vào danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư, góp phần nâng cao hơn nữa phổ biến giáo dục cho Nhân dân bằng nhiều hình thức bởi nếu thiếu hiểu biết pháp luật nhiều trường hợp dẫn đến phạm pháp…

ĐB Vũ Tiến Lộc (đoàn Thái Bình) cũng kiến nghị cần có một "lưới lọc" đối với dự án sử dụng nhiều tài nguyên, năng lượng khan hiếm. "Danh mục kinh doanh các ngành này cần phải có thêm thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư" - ông Lộc đề xuất.

Xem xét việc bỏ con dấu doanh nghiệp

Về Dự Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), vẫn theo hướng giảm phiền hà cho DN, một vấn đề rất quan trọng được các ĐB thảo luận là không cần hoặc không bắt buộc DN phải sử dụng con dấu. 
 
Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường (đoàn Hà Nội) phát biểu thảo luận Luật Đầu tư (sửa đổi) ngày 10/11.             Ảnh: TT
Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường (đoàn Hà Nội) phát biểu thảo luận Luật Đầu tư (sửa đổi) ngày 10/11. Ảnh: TTXVN.
Theo dự thảo luật, con dấu của DN được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu. Còn trường hợp giao dịch với các đối tác không sử dụng dấu thì DN Việt Nam cũng không bắt buộc sử dụng dấu mà các bên giao dịch xác định giá trị pháp lý văn bản căn cứ vào chữ ký của người có thẩm quyền giao dịch. Giải trình về ý kiến này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiên trì quan điểm là với tập quán, thói quen sử dụng con dấu và điều kiện hạ tầng kỹ thuật ở Việt Nam, trong thời gian tới vẫn cần giữ quy định về DN  phải có con dấu riêng.

Một số ĐB cho rằng, trên thế giới bỏ lâu rồi, chỉ còn vài nước bắt buộc DN sử dụng con dấu, trừ cơ quan Nhà nước, còn lại DN là phải tiếp cận theo hướng đó, minh bạch như vậy, chứ không thủ tục và những phiền hà cho DN là còn rất lớn. Hiện có nhiều nền kinh tế cho phép sử dụng chữ ký điện tử hoặc chữ ký số, khiến cho việc sử dụng con dấu công ty ngày càng trở nên lỗi thời.

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, trong điều kiện nền kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay, cần phải đánh giá đầy đủ các yếu tố thuận lợi và khó khăn cũng như năng lực của bộ máy hành chính, cơ sở hạ tầng của Việt Nam: Liệu có đủ điều kiện đảm bảo được an toàn cho DN hay không. Ví dụ như để chứng minh tính pháp lý của chữ ký thì DN lại phải khổ sở chạy vạy thực hiện hàng loạt thủ tục để chứng minh chữ ký mẫu là đúng và đảm bảo giá trị về mặt pháp lý.

Ở quan điểm trung dung hơn, ĐB Cao Sỹ Kiêm (đoàn Thái Bình) nhận xét, việc xem xét vấn đề giữ hay bỏ con dấu DN hiện nay mới dừng ở giai đoạn khởi đầu song đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho thấy đã có sự tiến bộ vượt bậc về mặt tư duy cải cách tại Việt Nam.      

Dự án Luật DN (sửa đổi) và Luật Đầu tư (sửa đổi) sẽ được biểu quyết thông qua vào sáng 26/11.
 
Trả lời báo chí bên lề hành lang Quốc hội, ông Nguyễn Văn Phúc - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết: Khi chúng tôi làm việc với các tổ chức quốc tế như IFC, họ cho rằng nếu chúng ta cải cách được các thủ tục con dấu thì việc nâng hạng của Việt Nam trong đầu tư sẽ rất cao, bởi thủ tục hiện nay rất phức tạp. Việc bỏ con dấu cần được triển khai càng sớm càng tốt, ngay sau khi luật có hiệu lực. Việc này sẽ thúc đẩy cải cách mạnh mẽ hơn, góp phần nâng hạng Việt Nam trên trường quốc tế.