Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kiên quyết xử lý nghiêm cơ sở không bảo đảm an toàn thực phẩm

Kinhtedothi - Ngày 2/4, Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế thông tin, thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó, có một số vụ ngộ độc lớn làm nhiều người mắc và phải nhập viện điều trị.

Theo Cục ATTP, nguyên nhân chính gây ra ngộ độc thực phẩm là do điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, nhất là vi khuẩn gây bệnh đường ruột, động thực vật chứa độc tố tự nhiên (nấm độc, côn trùng, cây, quả rừng, thủy hải sản…); ô nhiễm môi trường và thiếu nước sạch để chế biến, vệ sinh dụng cụ.

Mặt khác, do quá trình chế biến, bảo quản nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm chưa đúng cách; ý thức chấp hành quy định về ATTP của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm. Nhu cầu sử dụng các thực phẩm tươi sống, thực phẩm không qua gia nhiệt, thức ăn đường phố, nước giải khát, nước đá tăng cao ở gia đình, bếp ăn tập thể, bữa ăn đông người, du lịch…

Để chủ động bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm thời gian tới, Cục ATTP đề nghị Sở Y tế các tỉnh, TP, Sở ATTP TP Hồ Chí Minh, Ban Quản lý ATTP TP Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh phối hợp với đơn vị chức năng liên quan triển khai các biện pháp bảo đảm ATTP, giám sát nguy cơ ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; chú trọng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8.

Mặt khác, các đơn vị tăng cường thanh kiểm tra, giám sát ATTP, trong đó, tập trung vào các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, cơ sở sản xuất kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình. Các đơn vị chú ý biện pháp giám sát, hướng dẫn phù hợp đối với dịch vụ nấu ăn lưu động, các bữa ăn liên hoan, tiệc cưới, đám giỗ đông người trên địa bàn quản lý.

Cục ATTP đề nghị các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng.

Cùng với đó, Cục ATTP khuyến cáo người dân chỉ sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tuyệt đối không sử dụng sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.

 

 

 

Trẻ ngộ độc thuốc, hóa chất: hiểm họa khôn lường

Trẻ ngộ độc thuốc, hóa chất: hiểm họa khôn lường

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Danh sách 9 loại trái cây dễ ngâm hóa chất

Danh sách 9 loại trái cây dễ ngâm hóa chất

03 May, 06:48 AM

Kinhtedothi - Mùa Hè là mùa của mít, xoài, ổi, dưa hấu… nhưng vì lợi nhuận một số thương lái đã tẩm hóa chất độc hại khiến cho người tiêu dùng mất cảnh giác. Dưới đây là top trái cây dễ bị ngâm hóa chất nhất, ai cũng nên biết.

Siết quản lý an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể

Siết quản lý an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể

29 Apr, 05:52 AM

Kinhtedothi - Triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2025 với chủ đề “Bảo đảm ATTP, trong đó chú trọng ATTP bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố”, các đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP của Hà Nội đã kịp thời phát hiện, xử lý nhiều vi phạm nhờ phương thức kiểm tra đột xuất.

Đà Lạt: hơn 800 người tham gia tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm

Đà Lạt: hơn 800 người tham gia tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm

25 Apr, 12:00 PM

Kinhtedothi - Ngày 25/4, Phòng Y tế TP Đà Lạt (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) tổ chức lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho hơn 800 người trực tiếp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trên địa bàn TP Đà Lạt năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ