Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kiện toàn tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 5/6/2025 phê duyệt Đề án “Kiện toàn tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương”.

Quỹ hỗ trợ hội viên Hội Nông dân xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân.

Theo Quyết định, Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương (Tên giao dịch quốc tế: Central Supporting Fund for Farmers) là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; hoạt động theo quy định tại Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân (Nghị định số 37/2023/NĐ-CP).

Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Mục tiêu hoạt động

Mục tiêu hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương hỗ trợ hội viên Hội Nông dân xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân; tạo nguồn lực, điều kiện, công cụ để đoàn kết, tập hợp nông dân vào tổ chức Hội, góp phần xây dựng Hội và phong trào nông dân.

Quỹ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định tại Nghị định số 37/2023/NĐ-CP trên phạm vi toàn quốc; chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương thực hiện chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 37/2023/NĐ-CP và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương.

Cơ cấu tổ chức bộ máy

Cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm: Hội đồng quản lý; Ban Kiểm soát; Ban Điều hành gồm: Giám đốc, các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.

Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương có 5 thành viên, là cán bộ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam kiêm nhiệm.

Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phân công, bổ nhiệm nhân sự Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương đảm bảo đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn.

Ban Kiểm soát Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương có 3 thành viên, là cán bộ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam kiêm nhiệm.

Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương

Vốn điều lệ giai đoạn 2026 - 2030: Tổng nguồn vốn bố trí từ nguồn chi đầu tư phát triển của Ngân sách Trung ương giai đoạn 2026 - 2030 là 2.000 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách đã cấp: 690 tỷ đồng; vốn cấp bổ sung giai đoạn 2026 - 2030 là: 1.310 tỷ đồng.

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vận động, tiếp nhận nguồn vốn ngoài ngân sách để phát triển nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân trung ương theo quy định của pháp luật.

Nông dân Mộc Châu tích cực nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp

Nông dân Mộc Châu tích cực nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp

Hội Nông dân TP Hà Nội: lan toả nhiều phong trào học và làm theo Bác

Hội Nông dân TP Hà Nội: lan toả nhiều phong trào học và làm theo Bác

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: Dạy thêm, học thêm tràn lan làm suy giảm giá trị thực sự của việc học

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: Dạy thêm, học thêm tràn lan làm suy giảm giá trị thực sự của việc học

19 Jun, 04:31 PM

Kinhtedothi - Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, dạy thêm, học thêm không chỉ gây áp lực lớn lên học sinh và cha mẹ học sinh mà còn đi ngược lại tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Dạy thêm, học thêm tràn lan đang làm suy giảm giá trị thực sự của việc học.

Vĩnh Phúc: chạy thử mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ 25/6

Vĩnh Phúc: chạy thử mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ 25/6

19 Jun, 03:55 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Vĩnh Phúc sẽ chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp kể từ ngày 1/7/2025. Trước đó, từ ngày 25/6, địa phương này bắt đầu chạy thử để hoàn thiện các điều kiện vận hành về nhân sự, tổ chức bộ máy và hạ tầng kỹ thuật.

Vận hành thử nghiệm chính quyền 2 cấp nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động, năng lực công chức

Vận hành thử nghiệm chính quyền 2 cấp nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động, năng lực công chức

19 Jun, 03:44 PM

Kinhtedothi - Sáng 19/6, tại Hội nghị trực tuyến tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức TP và cấp xã (mới) vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp do Thành ủy Hà Nội tổ chức, Phó Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội Hoàng Văn Bằng tập huấn 2 nội dung: triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tại cấp phường, xã theo mô hình tổ chức mới; việc tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh thực tế của người dân, doanh nghiệp trên ứng dụng iHanoi cho các phường, xã theo mô hình tổ chức mới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ