Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Kinh nghiệm hạn chế xe máy tại một số nước châu Á

Nguyễn Phương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Để giảm thiểu tai nạn giao thông cũng như hạn chế nạn tắc đường tại đô thị, nhiều thành phố (TP) trên thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á đã tiến hành tiêu hủy xe máy cũ nát, hạn chế và cấm xe máy...

Một số nước ở châu Á đã áp dụng biện pháp cấm xe máy với những cách làm khác nhau như thí điểm để người dân quen dần, cấm xe theo lộ trình...

Kinh nghiệm của Yangon, Myanmar

Myanmar đã bắt đầu áp dụng việc cấm xe máy từ năm 1989. Lệnh cấm được thực hiện trong khu vực trung tâm TP Yangon đối với xe máy sử dụng xăng. Sau đó, Chính phủ Myanmar đã cấm xe máy tại TP Yangon từ năm 2003 cũng như giới hạn việc sử dụng xe đạp điện trong các khu vực trung tâm nhằm đảm bảo an toàn giao thông cũng như trật tự xã hội. Đến năm 2003 - 2007, xe máy bị cấm hoàn toàn trên toàn TP Yangon.
Hiện TP Yangon có 349 tuyến xe buýt phục vụ cho 7 triệu người dân.
Từ năm 2007 đến tháng 8/2008, lệnh cấm được nới lỏng và chính quyền thành phố cho phép người dân sử dụng xe máy tại 14 khu vực ngoại thành. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến nay, lãnh đạo TP Yangon đã tiếp tục áp dụng cấm toàn bộ xe máy vì xe máy đã phá vỡ quy tắc giao thông và là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông.
Với quyết tâm thay đổi bộ mặt TP Yangon cũng như giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, Chính phủ Myanmar đã xây dựng nhiều tuyến xe buýt giúp người dân đi lại thuận tiện hơn. Hiện TP Yangon có 349 tuyến xe buýt phục vụ cho 7 triệu người dân, trung bình mỗi chuyến xe vận chuyển khoảng 4.500 - 4.900 lượt khách mỗi ngày.
Đặc biệt, Yangon có khoảng 100.000 taxi, chiếm 1/5 số lượng xe ô tô của TP này và nhiều gấp 6 lần so với New York, trung tâm kinh tế của Mỹ hiện chỉ có 8 triệu người với 14.000 xe taxi.
Đến nay, thủ đô của Myanmar bắt đầu mở rộng lệnh cấm đối với xe máy công vụ và trong thời gian sắp tới sẽ áp dụng với xe đạp điện.
Hạn chế xe máy tại Jakarta, Indonesia

Chính phủ Indonesia áp dụng cách thí điểm cấm xe máy để người dân quen dần. Chính quyền đã đề ra lộ trình cấm xe máy và công bố cho người dân biết, đồng thời phát triển xe buýt và cấm xe máy ở các tuyến, các khu vực có hoạt động vận tải công cộng hiệu quả.
Bắt đầu từ tháng 11/2014, thủ đô Jakarta công bố chính sách cấm xe máy. 
Cụ thể, vào tháng 11/2014, thủ đô Jakarta công bố chính sách cấm xe máy. Chính sách này áp dụng theo lộ trình: Từ tháng 12/2014 đến tháng 1/2015: Thí điểm áp dụng tại một số tuyến đường chính để người dân quen dần với việc cấm xe. Từ tháng 2/2015, chính quyền thành phố cấm hoàn toàn xe máy tại một số khu vực và tuyến đường trung tâm Jakarta, nơi có hệ thống giao thông công cộng hoạt động hiệu quả. Cùng với thực hiện lệnh cấm xe máy, chính quyền TP kéo dài giờ hoạt động của xe buýt và bổ sung xe buýt để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân di chuyển.
Giải pháp của Quảng Châu, Trung Quốc
Chính quyền TP Quảng Châu thực hiện cấm xe theo lộ trình thời gian và khu vực. Theo đó, giai đoạn 1 bắt đầu từ tháng 10/1991, chính quyền cấm tất cả xe máy không đăng ký tại Quảng Châu lưu hành trong nội đô từ 7h sáng đến 7h tối.
Đến giai đoạn 2, từ năm 1999, xe máy không đăng ký tại Quảng Châu bị cấm lưu hành hoàn toàn tại TP này. Giai đoạn 3, bắt đầu từ năm 2001, chính quyền Quảng Châu thực hiện việc tuyên truyền cho người dân về việc cấm tất cả xe máy trong toàn TP, các xe máy cũ không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải sẽ bị tiêu hủy.
Chính quyền TP Quảng Châu thực hiện cấm xe theo lộ trình thời gian và khu vực. 
Từ tháng 3/2004, chính quyền TP Quảng Châu bắt đầu thực thi lệnh cấm xe máy theo lộ trình cụ thể như sau: Từ 1/5/2004 cấm xe máy từ 9h - 16h30 và từ 20h30 - 5h; từ đầu năm 2006 cấm xe máy 24 giờ/ngày tất cả các ngày trong tuần trên một số tuyến phố chính. Đến đầu năm 2007, Quảng Châu cấm hoàn toàn xe máy trong trung tâm TP.
Để phục vụ nhu cầu đi lại, chính quyền TP Quảng Châu đưa vào vận hành các loại xe buýt mini phù hợp với các tuyến phố nhỏ, nơi trước đây chỉ có xe máy có thể lưu thông.
Sau một thời gian áp dụng, tại TP Quảng Châu, khoảng 50% người dân thường sử dụng xe máy đã chuyển sang đi xe buýt, 20% dùng ôtô, 20% dùng xe đạp làm phương tiện đi lại và và 10% chuyển sang đi bộ.