Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kinh nghiệm ứng xử với thị trường vàng của các nước

kinhtedothi - Giá vàng toàn cầu đang biến động mạnh giữa lúc kinh tế thế giới bất ổn, lạm phát gia tăng và căng thẳng địa chính trị kéo dài.

Tùy vào hoàn cảnh và mục tiêu riêng, mỗi nước có cách ứng xử khác nhau: có quốc gia coi vàng là công cụ phòng vệ rủi ro hệ thống, có nơi siết chặt quản lý để bảo vệ cán cân thương mại, và cũng có những nền kinh tế phát triển vàng như một ngành công nghiệp chủ lực.

Trung Quốc: kiểm soát dòng chảy, tăng cường dự trữ có chủ đích

Trung Quốc là quốc gia sản xuất vàng lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là một trong những thị trường tiêu thụ vàng hàng đầu. Nhằm tránh áp lực lên đồng nội tệ và kiểm soát dòng vốn chảy ra nước ngoài, nước này không để thị trường tự do vận hành mà kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu. Việc đưa vàng vào nội địa chỉ được thực hiện thông qua một số ngân hàng quốc doanh lớn như ICBC, Bank of China, dưới sự cho phép và cấp hạn ngạch từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Trong những thời điểm thị trường tài chính biến động, Trung Quốc sẵn sàng siết nhập khẩu để giữ ổn định tỷ giá. Tháng 9/2023, khi nhân dân tệ giảm giá mạnh so với đô la Mỹ, nhà chức trách đã tạm dừng cấp hạn ngạch nhập vàng trong gần ba tuần, nhằm ngăn dòng ngoại tệ chảy ra và ổn định tâm lý thị trường.

Song song với cơ chế kiểm soát này, PBOC lại tích cực tích lũy vàng dự trữ. Từ tháng 11/2022 đến tháng 2/2024, Trung Quốc có 16 tháng liên tiếp mua thêm vàng, nâng tổng lượng nắm giữ lên 2.257 tấn (mức cao nhất kể từ năm 2015, dựa vào số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới). Theo ông Philip Klapwijk, chuyên gia kinh tế trưởng tại tổ chức Precious Metals Insights, đây không đơn thuần là động thái bảo toàn giá trị mà là “chiến lược gia cố sức mạnh tài chính dài hạn, nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ và tăng khả năng ứng phó với rủi ro hệ thống”.

Ngoài ra, Trung Quốc còn khuyến khích người dân sở hữu vàng theo hướng chính thức và tài chính hóa. Hệ thống ngân hàng thương mại cung cấp tài khoản vàng cá nhân, cho phép đầu tư theo giá thị trường thay vì tích trữ vàng miếng. Vàng miếng được phân phối qua các ngân hàng quốc doanh tại các đô thị lớn, với quy trình kiểm định chặt chẽ.

Vàng được xem là tài sản chiến lược trong chính sách tài chính của nhiều quốc gia. Ảnh: Daily Telegraph

Theo ông Klapwijk, cách tiếp cận này cho thấy Trung Quốc đang “xây dựng cấu trúc phòng vệ kép: một phần dựa vào dự trữ quốc gia, một phần đặt niềm tin vào năng lực tích lũy của người dân”.

Ấn Độ: kiềm chế nhập khẩu và tái định hướng văn hóa sở hữu vàng

Mỗi năm, người dân Ấn Độ mua khoảng 750 - 800 tấn vàng, phần lớn là vàng nhập khẩu. Trong đời sống xã hội, vàng là vật phẩm không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi và lễ nghi tôn giáo, đồng thời được xem như tài sản bảo đảm truyền thống. Chính nhu cầu vàng khổng lồ từng khiến Ấn Độ lâm vào tình trạng thâm hụt ngoại tệ nghiêm trọng, với tỷ lệ vượt 5% GDP vào năm 2012, tạo sức ép lớn lên đồng rupee và dự trữ ngoại hối quốc gia.

Để kiểm soát tình hình, chính phủ áp thuế nhập khẩu vàng ở mức 15% và thuế hàng hóa - dịch vụ (GST) ở mức 3%. Chính sách này giúp giảm lượng nhập khẩu hợp pháp, nhưng đồng thời cũng làm gia tăng hoạt động buôn lậu, đặc biệt tại các vùng biên giới phía Đông và phía Tây. Theo bà Shekhar Bhandari, Giám đốc điều hành tại Ngân hàng Kotak Mahindra, hệ thống thuế cao là cần thiết về mặt kinh tế nhưng “chỉ hiệu quả khi kết hợp với các biện pháp thay đổi hành vi, bởi với người Ấn Độ, vàng không chỉ là tài sản mà còn là biểu tượng của danh dự và truyền thống”.

Để làm dịu nhu cầu tích trữ, chính phủ phát hành trái phiếu vàng (Sovereign Gold Bond - SGB), cho phép người dân đầu tư gián tiếp, hưởng lãi suất cố định 2,5%/năm và được bảo toàn theo giá trị thị trường. Tính đến cuối năm 2023, chương trình đã huy động được hơn 125 tấn vàng (theo Bộ Tài chính Ấn Độ). Tuy nhiên, các chương trình như Gold Monetisation Scheme - khuyến khích người dân gửi vàng vào ngân hàng để lấy lãi lại gặp nhiều trở ngại. S

au 8 năm triển khai, số vàng huy động được chỉ đạt khoảng 27 tấn, rất nhỏ so với lượng vàng hơn 25.000 tấn được cho là đang được người dân nắm giữ. Bà Bhandari nhận định, điều này phần lớn đến từ tâm lý ngần ngại đưa vàng gia truyền vào hệ thống tài chính, “bởi đó không chỉ là của cải mà gắn liến với ký ức, niềm tin và sức mạnh của mỗi gia đình”.

Thụy Sĩ: cỗ máy tinh luyện và "người gác cổng" chuỗi cung ứng vàng thế giới

Thụy Sĩ là quốc gia giữ vị trí trung tâm trong chuỗi chế tác vàng toàn cầu. Khoảng 70% lượng vàng được tinh luyện mỗi năm trên thế giới đều đi qua các nhà máy của bốn công ty lớn đặt tại nước này, gồm Valcambi, PAMP, Argor-Heraeus và Metalor. Nguồn vàng thô chủ yếu đến từ châu Phi, Nam Mỹ và châu Á, sau đó được tinh luyện, đóng dấu chất lượng, rồi xuất khẩu đến các thị trường tiêu thụ như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ.

Không kiểm soát bằng giá hay hạn ngạch, Thụy Sĩ chọn cách giám sát chặt chẽ chuỗi cung ứng. Từ năm 2021, chính phủ yêu cầu các DN nhập khẩu và chế tác vàng phải cung cấp đầy đủ thông tin truy xuất, bảo đảm kim loại quý không có liên hệ đến các hoạt động khai thác bất hợp pháp hoặc tài trợ xung đột.

Trong năm 2023, một cuộc kiểm tra diện rộng đã phát hiện 12 công ty vi phạm quy định, chủ yếu liên quan đến vàng từ vùng tranh chấp tại châu Phi. Một số DN bị tạm đình chỉ giấy phép để rà soát lại toàn bộ hệ thống.
Theo bà Esther Keller, chuyên gia chính sách tại Swiss Better Gold Association, điều quan trọng không nằm ở số lượng vàng Thụy Sĩ xử lý, mà ở chỗ “mỗi thỏi vàng ra khỏi nhà máy đều mang theo một hệ thống kiểm chứng, thể hiện tiêu chuẩn đạo đức và độ tin cậy của cả quốc gia”. Với cách tiếp cận này, Thụy Sĩ không chỉ là nơi chế tác vàng, mà còn là nơi đặt ra tiêu chuẩn toàn cầu về trách nhiệm.

Mỹ: tự do hóa giao dịch, kiểm soát bằng dự trữ chiến lược

Mỹ là quốc gia nắm giữ lượng vàng dự trữ lớn nhất thế giới, với 8.133 tấn được lưu trữ tại các kho của Bộ Ngân khố ở Fort Knox, Denver và West Point. Tuy nhiên, từ năm 1971, Mỹ đã không còn dùng vàng làm cơ sở định giá tiền tệ, và cũng không can thiệp vào giá vàng, khiến vàng không còn được sử dụng như một công cụ điều hành chính sách tiền tệ.

Thị trường vàng tại Mỹ vận hành hoàn toàn theo nguyên tắc cung cầu. Giao dịch được thực hiện thông qua các sàn hàng hóa như COMEX, nơi mỗi ngày ghi nhận hàng nghìn hợp đồng tương lai và quyền chọn. Mỹ cũng là trung tâm phát triển mạnh mẽ các quỹ tín thác vàng (ETFs), trong đó SPDR Gold Shares từng nắm giữ hơn 900 tấn vàng tương đương với dự trữ quốc gia của nhiều nước cộng lại.

Các cơ quan như Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) và Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) giám sát hoạt động thị trường để ngăn ngừa gian lận và thao túng giá, nhưng không can thiệp hành chính vào giá vàng. Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cũng không dùng vàng trong việc điều chỉnh lãi suất hay kiểm soát chính sách tiền tệ.

Theo ông Robert Zoellick, cựu Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, chính cách Mỹ “tách vàng khỏi điều hành nhưng vẫn giữ trong kho” là biểu hiện của một chiến lược niềm tin dài hạn. Ông ví vàng như bản lề cửa: “ít người để ý, nhưng nếu thiếu đi, toàn bộ kết cấu tài chính sẽ không còn chỗ dựa”.

Nguyên nhân giá vàng thế giới vượt đỉnh mọi thời đại

Nguyên nhân giá vàng thế giới vượt đỉnh mọi thời đại

Giá vàng thế giới lập đỉnh mới, vàng nhẫn phá kỷ lục

Giá vàng thế giới lập đỉnh mới, vàng nhẫn phá kỷ lục

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tìm giải pháp thu hút nguồn lực vàng

Tìm giải pháp thu hút nguồn lực vàng

28 Mar, 09:19 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh giá vàng trong nước không ngừng “nhảy múa” những ngày vừa qua và xếp hàng “rồng rắn” mua, bán vàng, một số quan điểm cho rằng, cần có giải pháp huy động vàng trong dân để đưa khối lượng vàng ước tính hàng trăm nghìn tấn vào phục vụ mục đích phát triển kinh tế.

Hướng tới giá trị bền vững

Hướng tới giá trị bền vững

22 Mar, 06:25 AM

Kinhtedothi - Những ngày qua, thông tin về việc quy hoạch, đầu tư, cải tạo chỉnh trang một số khu vực quảng trường, không gian công cộng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm được dư luận xã hội, Nhân dân cả nước quan tâm.

Một số đô thị châu Á phát triển hạ tầng bền vững

Một số đô thị châu Á phát triển hạ tầng bền vững

22 Mar, 06:25 AM

kinhtedothi - Trước áp lực đô thị hóa và biến đổi khí hậu, các TP tại châu Á điều chỉnh quy hoạch theo hướng linh hoạt, ưu tiên tận dụng không gian, phát triển hạ tầng bền vững và mở rộng giao thông thông minh, nhằm cân bằng tăng trưởng kinh tế với nâng cao chất lượng sống.

Người dân ủng hộ

Người dân ủng hộ

21 Mar, 09:30 AM

Kinhtedothi - Đến thời điểm này, việc thực hiện quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía Đông Hồ Gươm đều được các cơ quan chức năng, chuyên gia, nhiều người dân đồng tình ủng hộ.

Vẫn cần nhiều nỗ lực để kéo giảm tai nạn giao thông

Vẫn cần nhiều nỗ lực để kéo giảm tai nạn giao thông

16 Mar, 05:47 AM

Kinhtedothi - Mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên, tình hình trật tự, an toàn giao thông còn diễn biến phức tạp. Điều này đòi hỏi các bộ ngành, cần thực hiện đồng bộ những giải pháp trong tình hình mới để kéo giảm tai nạn giao thông.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ