Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tìm giải pháp thu hút nguồn lực vàng

Kinhtedothi - Trong bối cảnh giá vàng trong nước không ngừng “nhảy múa” những ngày vừa qua và xếp hàng “rồng rắn” mua, bán vàng, một số quan điểm cho rằng, cần có giải pháp huy động vàng trong dân để đưa khối lượng vàng ước tính hàng trăm nghìn tấn vào phục vụ mục đích phát triển kinh tế.

Những ngày qua, khi giá vàng vàng miếng dù tăng mạnh nhưng xét về tốc độ tăng giá, vàng nhẫn lại đang có tốc độ tăng giá nhanh hơn. Người già có, người trẻ có, vàng đang thu hút sự quan tâm của mọi lứa tuổi.

Hiện nay, lãi suất trong nước vẫn đang ở mặt bằng thấp, trong khi đó, tín dụng cho vay của hệ thống ngân hàng đến ngày 12/3 tăng 1,24% so với cuối năm 2024, khởi sắc hơn nhiều so cùng kỳ năm trước. Nhu cầu vốn đầu tư vào nền kinh tế sắp tới là rất lớn, cầu vốn của các ngân hàng tăng khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải giảm lãi suất trên thị trường mở, tạm dừng phát hành tín phiếu nhằm hỗ trợ các tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp hơn.

Lượng tiền lớn trong dân đang có xu hướng tiếp tục đổ vào vàng. Nền kinh tế đang có nguy cơ phát triển “lệch chuẩn” khi nguồn tiền còn nhiều nhưng lại thiếu tiền cho sản xuất, kinh doanh.

Theo tính toán của Hiệp hội Kinh doanh vàng thế giới, tổng lượng vàng trong dân vào khoảng 400 - 500 tấn, tương đương hàng chục tỷ USD. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, đã đến lúc cần mở cửa thị trường và ứng xử với vàng như một loại hàng hóa. Một trong những giải pháp được nhiều chuyên gia kinh tế đề xuất là NHNN phát hành chứng chỉ vàng nhằm thay thế cho việc nắm giữ vàng vật chất.

Giá vàng trong nước liên tục tăng cao trong thời gian vừa qua. Ảnh: Phạm Hùng

Theo GS.TS Trần Thọ Đạt, chứng chỉ này sẽ có lãi suất, bảo đảm an toàn tuyệt đối và giúp người dân an tâm hơn khi chuyển đổi tài sản. Trên thực tế, nhiều quốc gia đã áp dụng mô hình này thành công, miễn là môi trường kinh tế ổn định và người dân hiểu rõ lợi ích của việc chuyển đổi từ “vàng thật” sang “vàng giấy”.

Ngoài ra, việc cho phép giao dịch vàng tài khoản cũng có thể là một giải pháp cần tính đến. Khi ấy, nhu cầu nắm giữ vàng của người dân vẫn được thực hiện, vẫn được bảo đảm nhưng người ta không nắm giữ vàng vật chất mà Nhà nước quản lý số vàng đó.

“Lượng vàng vật chất này không nằm trong két của người dân, không được huy động nên đây vẫn là một nguồn lực tài chính phát triển kinh tế mà chúng ta rất cần trong thời gian tới” - GS, TS Trần Thọ Đạt nhấn mạnh.
GS.TS Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cũng cho rằng: “Đây là thời điểm chúng ta cần nhiều giải pháp căn cơ, mạnh dạn thay đổi.

Chúng ta nên cân nhắc mở rộng vấn đề bình đẳng hàng hóa vàng vật chất, cần thiết phải xem lại có nên duy trì thương hiệu vàng quốc gia hay không. Nhà nước quản lý là đúng nhưng không có nghĩa Nhà nước phải nắm trực tiếp sản phẩm đó. Thương hiệu vàng quốc gia đã đến lúc hoàn thành sứ mệnh của nó, chúng ta trả lại cho vàng là sản phẩm hàng hóa thông thường”.

Điều này phụ thuộc vào nội dung sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng như thế nào, cũng như chủ trương của Chính phủ và NHNN đối với mở cửa thị trường vàng. Được biết, Quốc hội yêu cầu chậm nhất tháng 6/2025, tiến hành tổng kết, nghiên cứu và đề xuất sửa đổi Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Giá vàng tăng đến bao giờ?

Giá vàng tăng đến bao giờ?

Giá vàng hôm nay 26/3: tăng mạnh, nhẫn tiến sát ngưỡng 99 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 26/3: tăng mạnh, nhẫn tiến sát ngưỡng 99 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 27/3: nhẫn tăng vượt ngưỡng 99 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 27/3: nhẫn tăng vượt ngưỡng 99 triệu đồng/lượng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hướng tới giá trị bền vững

Hướng tới giá trị bền vững

22 Mar, 06:25 AM

Kinhtedothi - Những ngày qua, thông tin về việc quy hoạch, đầu tư, cải tạo chỉnh trang một số khu vực quảng trường, không gian công cộng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm được dư luận xã hội, Nhân dân cả nước quan tâm.

Một số đô thị châu Á phát triển hạ tầng bền vững

Một số đô thị châu Á phát triển hạ tầng bền vững

22 Mar, 06:25 AM

kinhtedothi - Trước áp lực đô thị hóa và biến đổi khí hậu, các TP tại châu Á điều chỉnh quy hoạch theo hướng linh hoạt, ưu tiên tận dụng không gian, phát triển hạ tầng bền vững và mở rộng giao thông thông minh, nhằm cân bằng tăng trưởng kinh tế với nâng cao chất lượng sống.

Người dân ủng hộ

Người dân ủng hộ

21 Mar, 09:30 AM

Kinhtedothi - Đến thời điểm này, việc thực hiện quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía Đông Hồ Gươm đều được các cơ quan chức năng, chuyên gia, nhiều người dân đồng tình ủng hộ.

Vẫn cần nhiều nỗ lực để kéo giảm tai nạn giao thông

Vẫn cần nhiều nỗ lực để kéo giảm tai nạn giao thông

16 Mar, 05:47 AM

Kinhtedothi - Mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên, tình hình trật tự, an toàn giao thông còn diễn biến phức tạp. Điều này đòi hỏi các bộ ngành, cần thực hiện đồng bộ những giải pháp trong tình hình mới để kéo giảm tai nạn giao thông.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ