Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kinh tế Việt Nam và ASEAN vẫn đối diện nhiều nguy cơ

Kinhtedothi- Các nền kinh tế ASEAN cần “xanh hóa”, lý tưởng nhất là các chính sách thúc đẩy phi các-bon hóa và củng cố các chuỗi giá trị toàn cầu của ASEAN- khuyến nghị được đưa ra trong Báo cáo ASEAN và các chuỗi cung ứng toàn cầu, được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố ngày 30/3.

Báo cáo "ASEAN và các chuỗi cung ứng toàn cầu: Xem xét khả năng chống chịu và tính bền vững (ASEAN and Global Value Chains: Locking in Resilience and Sustainability)" khảo sát những thách thức và cơ hội đang đặt ra cho các chuỗi giá trị toàn cầu, những mạng lưới xuyên biên giới chia tách các công đoạn sản xuất, từ lên ý tưởng tới tiêu dùng ở Đông Nam Á khi các quốc gia tìm cách xây dựng khả năng chống chịu lớn hơn và thúc đẩy phát triển xanh, bền vững.

Theo ADB, kinh tế Việt Nam nói riêng, ASEAN nói chung vẫn đối diện nhiều nguy cơ.

Chủ tịch ADB Masatsugu Asakawa chia sẻ: “Khi các quốc gia ASEAN tiếp tục phục hồi sau đại dịch Covid-19, chúng ta phải bảo đảm rằng việc khôi phục kinh tế diễn ra theo cách thức xanh hơn và bền vững hơn. Báo cáo này đề xuất những biện pháp cụ thể mà các chính phủ và doanh nghiệp có thể áp dụng để giảm phát thải các-bon trong các chuỗi giá trị toàn cầu. Hoạt động đầu tư cho năng lượng tái tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng; các cơ chế khuyến khích để giảm chi phí giao dịch cho hàng hóa thông minh với khí hậu, và tăng tốc quá trình số hóa, tất cả đều có thể góp phần tạo nên những chuỗi giá trị toàn cầu xanh hơn và bền vững hơn ở ASEAN và những nơi khác”.

Báo cáo nhận thấy các chuỗi giá trị toàn cầu đã chứng tỏ là có khả năng chống chịu trước những tác động của Covid-19 tốt hơn dự kiến, ngay cả khi các công ty phải điều chỉnh để thích ứng với sự gián đoạn, do phụ thuộc vào một số ít các nhà cung cấp hàng hóa và đầu vào thiết yếu. Do vậy, ASEAN cần xây dựng khả năng chống chịu mạnh mẽ hơn trong các phân khúc chuỗi giá trị toàn cầu, trong khi mở rộng thương mại, đầu tư và hội nhập khu vực.

ASEAN và các chuỗi cung ứng toàn cầu cũng nhận thấy rằng lợi thế cạnh tranh của việc sử dụng lao động tay nghề thấp đang mất đi, khi công nghệ mới tiếp tục nâng cấp các chuỗi giá trị toàn cầu. Do vậy, điều cấp thiết là khu vực này phải tạo ra một lực lượng lao đông đông đảo được trang bị công nghệ và các kỹ năng công nghệ mới.

“Các nền kinh tế ASEAN cũng cần “xanh hóa”. Lý tưởng nhất là các chính sách thúc đẩy phi các-bon hóa cũng đồng thời củng cố các chuỗi giá trị toàn cầu của ASEAN. Các nền kinh tế này cần tăng tốc số hóa thương mại và thúc đẩy thương mại thông minh với khí hậu, cơ sở hạ tầng giao thông xanh và định giá các-bon…” - theo báo cáo ASEAN và các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cuối cùng, báo cáo lưu ý rằng các nền kinh tế ASEAN (bao gồm cả Việt Nam) vẫn đối mặt với nguy cơ cao. Những cú sốc toàn cầu gần đây và chủ nghĩa bảo hộ thương mại địa chính trị sẽ tiếp tục có thể làm gián đoạn tăng trưởng ở ASEAN và những nơi khác...

BIM Energy và ADB ký kết gói tài chính trị giá 107 triệu USD

BIM Energy và ADB ký kết gói tài chính trị giá 107 triệu USD

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

06 Apr, 04:17 PM

Kinhtedothi- Năm 2025 là năm cuối thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU, năm tăng tốc, bứt phá và về đích các chỉ tiêu, nhiệm vụ, đồng thời là năm tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố và Đại hội lần thứ XIV của Đảng; đồng thời chuẩn bị tốt nền tảng sẵn sàng bước vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

06 Apr, 04:16 PM

Kinhtedothi- Kinh tế Việt Nam trong quý I khởi sắc với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,93%, tăng cao nhất so với các năm trong giai đoạn 2020-2025. Kết quả tăng trưởng này đã vượt mục tiêu đặt ra cho quý I/2025 tại Nghị quyết số 01/NQ-CP nhưng chưa đạt mục tiêu phấn đấu cao hơn tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 do thế giới biến động nhanh, nhiều bất ổn đã ảnh hưởng đến kinh tế xã hội Việt Nam.

Chương trình số 02-CTr/ TU: Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế

Chương trình số 02-CTr/ TU: Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế

06 Apr, 03:08 PM

Kinhtedothi- Thực hiện Chương trình số 02-CTr/ TU về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025” kinh tế Thủ đô đã ghi nhận sự phục hồi tích cực. Hà Nội đang tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế trong thời gian tới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ