Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kỷ luật nữ tiến sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương gác chân lên ghế

Bệnh viện Mắt Trung ương đề nghị khoa Mắt trẻ em hạ 1 bậc thi đua trong tháng 9 của nữ tiến sĩ gác chân lên ghế khi đối thoại với người nhà bệnh nhân.

Ông Nguyễn Xuân Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, sau khi xuất hiện clip TS.BS Nguyễn Thị M. gác chân lên ghế khi đối thoại với người nhà bệnh nhân, bệnh viện đã lập tổ công tác gồm 3 thành viên, trong đó có trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, trưởng phòng Tổ chức cán bộ và trưởng Khoa Mắt trẻ em.

TS.BS Nguyễn Thị M. bị hạ bậc thi đua 1 tháng vì gác chân lên ghế.

Sau khi xác minh, tổ công tác đã họp toàn khoa lần 1 để xem xét vụ việc. Giám đốc Bệnh viện Mắt đã yêu cầu BS M. tạm dừng chuyên môn để viết tường trình lần 2, sau đó họp toàn khoa lần 2, hoàn tất vào ngày 14/9.

Ông Hiệp cho biết, căn cứ vào báo cáo và đề xuất của tổ công tác cho thấy, quá trình thăm khám của BS M. với bệnh nhi Đỗ Hoàng V.A là đúng quy định và quy trình chuyên môn.

Lời nói trong khi đối thoại với người nhà người bệnh là đúng mực, có giải thích rõ ràng. Việc chuyển hội chẩn khi người bệnh còn thắc mắc là đúng.

Về tư thế ngồi của BS M., ông Hiệp cho rằng chưa phù hợp, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của nhân viên y tế khi tiếp xúc với người bệnh.

“Còn ý kiến về tinh thần thái độ không tốt của TS M. đối với người bệnh là không có cơ sở”, ông Hiệp nhấn mạnh.

Trên cơ sở đó, phía bệnh viện yêu cầu, BS M. rút kinh nghiệm sâu sắc, cần chấn chỉnh tác phong, tư thế khi tiếp xúc với người bệnh, người nhà người bệnh.

Bệnh viện xác định, sai phạm của BS M. chỉ là vô ý, không gây tổn thất cho người bệnh, không ảnh hưởng đến kết quả khám bệnh, nên đề nghị cho BS M. tiếp tục làm công tác chuyên môn tại khoa.

Tuy nhiên, lãnh đạo BV vẫn yêu cầu khoa Mắt trẻ em hạ 1 bậc thi đua trong tháng 9 với BS M.

Qua vụ việc này, ông Hiệp cho biết đã yêu cầu toàn thể cán bộ viên chức, người lao động của BV chấn chỉnh tác phong, tư thế khi tiếp xúc người người bệnh, người nhà bệnh nhân cũng như trong làm việc, đồng thời đẩy mạnh các lớp bồi dưỡng về giao tiếp, ứng xử.

Trước đó vào ngày 11/9, clip TS.BS Nguyễn Thị M. gác chân lên ghế đối thoại với người nhà bệnh nhi Đỗ Hoàng V.A (Quảng Ninh) được chia sẻ trên mạng xã hội với nhiều luồng ý kiến, đồng cảm có, chỉ trích có.

BS M. sau đó đã thừa nhận tư thế ngồi của mình chưa đẹp mắt và giải thích do làm việc căng thẳng nên đã không tự chủ được tay chân. Tuy nhiên BS M. chia sẻ bà cảm thấy rất tổn thương khi dư luận vội vã đánh giá chuyên môn, thái độ cho rằng bà khám qua loa cho bệnh nhân.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn:  Người dân tuyệt đối không ăn tiết canh sống

Phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn:  Người dân tuyệt đối không ăn tiết canh sống

07 Jul, 08:33 AM

Kinhtedothi - Bệnh liên cầu khuẩn lợn hiện chưa có vaccine phòng ngừa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề. Chuyên gia y tế khuyến cáo, chăm sóc sức khỏe, phòng tránh nhiễm trùng và điều trị kịp thời để ngăn chặn sự lan truyền của liên cầu khuẩn và giảm thiểu nguy cơ bệnh lý.

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

05 Jul, 04:21 PM

Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

05 Jul, 12:06 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm “từ sớm, từ xa”, tập trung phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu đầu vào, kiểm soát điều kiện sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối thực phẩm đến tay người tiêu dùng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ