Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, Chính quyền Giang Tây đã nâng mức ứng phó kiểm soát lũ từ cấp II lên cấp I - mức cao nhất trong quy mô cảnh báo 4 cấp của Trung Quốc, báo hiệu những thảm họa có thể xảy ra như vỡ đập hoặc lũ lụt bất thường đồng thời ở một số dòng sông.
Với những trận mưa lớn tiếp tục tàn phá khắp các khu vực của Trung Quốc, một số TP khác dọc theo sông Dương Tử cũng đã đưa ra cảnh báo lũ lụt ở mức cao nhất, trong khi một phần bờ kè đối mặt nguy cơ vỡ vì áp lực mưa không ngừng.
Chính quyền Giang Tây dự kiến lũ lụt nghiêm trọng trong khu vực ở hồ Bà Dương - hồ nước ngọt lớn nhất của Trung Quốc, chảy vào sông Dương Tử gần TP Cửu Giang. Theo CCTV, mực nước hồ đang tăng với tốc độ chưa từng thấy, đã đạt 22,65m vào tối thứ 7 - vượt mức cao kỷ lục được thiết lập vào năm 1998 và vượt qua mức báo động 19,50m.
Quận Giang Châu, một hòn đảo ở giữa con sông dài nhất châu Á phía cuối hồ, đã đưa ra lời kêu gọi trên mạng xã hội cho tất cả mọi người từ thị trấn, tuổi từ 18 - 60, trở về và giúp chống lũ với lý do thiếu nhân lực nghiêm trọng để củng cố đập.
Tính đến 5h chiều ngày 11/7, lũ lụt đã ảnh hưởng đến 5,2 triệu người ở tỉnh Giang Tây kể từ đầu tuần qua, với 432.000 người phải sơ tán, phá hủy 4,56 triệu ha hoa màu và nhấn chìm 988 ngôi nhà, dẫn đến thiệt hại trực tiếp là 6,5 tỷ nhân dân tệ (929 triệu USD), CCTV đưa tin.
Bộ quản lý khẩn cấp của Trung Quốc cho biết họ đã chuyển hướng các tàu tấn công, lều, giường gấp và chăn cho tỉnh.
Đài quan sát quốc gia của Trung Quốc đã đổi mới cảnh báo màu vàng về mưa bão vào thứ Bảy, cảnh báo mưa lớn cuối tuần ở những nơi bao gồm Tứ Xuyên và Trùng Khánh ở phía tây nam, tỉnh trung tâm của Hồ Bắc và tỉnh Hồ Nam ở phía nam.
Các nhà chức trách ở tỉnh Giang Tô thuộc đồng bằng Dương Tử đã đưa ra cảnh báo lũ cam vào thứ Bảy - cao thứ hai - cho biết khối lượng nước khổng lồ, kéo dài sẽ đổ ra sông.