Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

[Kỹ năng sống] Làm gì khi con nói dối?

Khánh An
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thông thường, khi phát hiện con nói dối, cha mẹ sẽ ngay lập tức la mắng con. Nhưng cũng có một số thì tặc lưỡi “kệ trẻ con”. Trong trường hợp này cha mẹ nên hành xử như nào cho đúng?

Trước tiên, cần khẳng định rằng nói dối là một việc không tốt, cho dù mục đích của việc nói dối là gì đi chăng nữa. Theo đó, có thể chia nói dối làm 3 loại:
Nói dối để mang lại những lợi ích cho bản thân.
Nói dối để người nghe không bị tổn thương.
Nói dối để bao biện cho lỗi lầm của bản thân.
 Ảnh minh họa.
Trong trường hợp phát hiện con nói dối, việc làm đầu tiên của phụ huynh nên làm là tìm hiểu nguyên nhân khiến con nói dối. Bởi đôi khi chính trẻ cũng không nhận ra mình đang nói dối và chưa nhận thức được sự tệ hại của việc nói dối. Đừng vội la mắng sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và chúng sẽ không bao giờ dám nói với bạn sự thật sau đó.
Đồng thời, ngay lập tức công bố cho trẻ biết sự thật sau lời nói dối kia, để trẻ biết rằng cha mẹ luôn biết sự thật, và dù sự thật như thế nào cha mẹ cũng sẽ chấp nhận, nhưng sẽ không chấp nhận những lời nói dối. Hãy để cho trẻ biết rằng, cha mẹ sẽ buồn nhiều, tổn thương nhiều như thế nào khi nghe những lời nói dối như vậy.
Và nguyên nhân khiến trẻ nói dối:
Bị cha mẹ la mắng, cảm thấy sợ hãi nên cố tìm lý do để lấp liếm, với hy vọng sẽ không bị cha mẹ la mắng nữa.
Việc trẻ nói dối cũng có thể bị ảnh hưởng một phần từ lối sống hàng ngày của cha mẹ và những người xung quanh.
Trẻ thích tưởng tượng về một cuộc sống khác, ví dụ như là siêu nhân là công chúa, vì thế đôi khi bộc phát trẻ sẽ thốt ra những câu nói dối trong câu chuyện tưởng tượng của mình. Trong trường hợp này thì những câu nói dối của trẻ hết sức đáng yêu.
Khi biết được những nguyên nhân trẻ nói dối thì để tránh tình trạng con nói dối, cha mẹ nên:
Không nói dối, vì cha mẹ chính là tấm gương phản chiếu của con, nếu cha mẹ nói dối thì chắc chắn con trẻ sẽ học theo.
Trong trường hợp cần nói giảm nói tránh một vấn đề nào đó, hãy tránh nói trước mặt con, hoặc từ chối không trả lời.
Tránh tuyệt đối việc hỏi hay chất vấn con những câu hỏi như: Tại sao? Vì đây chính là nguyên nhân khiến trẻ suy nghĩ và viện ra nhiều lý do để bao biện cho bản thân. Thay vào đó, khi trẻ phạm sai lầm, hãy nói ngay cho trẻ biết hậu quả của sai lầm đó và cách bạn giúp con khắc phục sai lầm hoặc con sẽ bị phạt như thế nào.
Khi phát hiện con nói dối, đừng quá lo lắng hay quan trọng hóa vấn đề quá, vì trên đời này ai cũng từng nói dối với nhiều mức độ khác nhau. Cái chúng ta cần làm là giúp con hiểu việc nói dối là không tốt để con hạn chế, việc này sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành tính cách của con. Vì một đứa trẻ nói dối nhiều chắc chắc sẽ không thể có một tính cách tốt khi lớn lên.