Lại chuyện xúc xích chính trị

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo cách nói vui của người Mỹ, làm chính trị như làm xúc xích, vì vậy không ngạc nhiên khi tập đoàn McDonald quyết định mời cựu phát ngôn viên Nhà Trắng Robert Gibbs làm Giám đốc truyền thông toàn cầu.

Đại diện McDonald – một trong những tập đoàn kinh doanh thức ăn nhanh lớn nhất toàn cầu cho biết đã mời ông Gibbs đảm nhiệm vị trí lãnh đạo mảng quan hệ công chúng. Sau khi rời Nhà Trắng năm 2012, ông Gibbs đã trở thành người đồng sáng lập một công ty tư vấn chiến lược truyền thông.

Quyết tâm của McDonald

Việc bổ nhiệm này cho thấy quyết tâm của McDonald trong việc tiếp cận nhiều hơn với giới chính trị trong bối cảnh phải đối mặt với quá nhiều khó khăn. Sự phản đối ngày càng gay gắt từ các hiệp hội, tổ chức phi chính phủ về tác động tiêu cực của đồ ăn nhanh tới sức khỏe; sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng; sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ hệ thống kinh doanh đồ ăn nhanh Chipotle, Panera... đã đặt ra những thách thức chưa từng có cho McDonald.
Ông Robert Gibbs được McDonald kỳ vọng sẽ mang lại sinh khí mới cho tập đoàn.
Ông Robert Gibbs được McDonald kỳ vọng sẽ mang lại sinh khí mới cho tập đoàn.
Ông Steve Easterbrook - CEO của McDonald kỳ vọng Gibbs sẽ góp phần thực hiện thành công kế hoạch kinh doanh và định vị lại thương hiệu trong bối cảnh tập đoàn đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Với kinh nghiệm có được từ thời làm Thư ký báo chí của Tổng thống Barack Obama (1/2009 – 2/2011) và sau đó là cố vấn trong chiến dịch tái tranh cử của ông Obama, chắc chắn ông Gibbs sẽ giúp McDonald mở những cánh cửa vốn rất khó mở trong hệ thống các cơ quan chính phủ.
Đua nhau thuê cựu quan chức

Sự kiện này cũng nối dài danh sách các cựu cố vấn Nhà Trắng từng phục vụ ông Obama gia nhập các tập đoàn lớn của Mỹ và cho thấy việc bổ nhiệm cựu quan chức có “tài sản” là những mối quan hệ với chính quyền vẫn là xu thế ưa thích của nhiều ông chủ. Tập đoàn thương mại điện tử Amazon hồi tháng 2 vừa qua đã bổ nhiệm ông Jay Carney - cựu Thư ký báo chí Nhà Trắng là người phụ trách quan hệ công chúng toàn cầu và hoạch định chiến lược chính sách công.
Rời Nhà Trắng, ông Jay Carney đầu quân cho Amazon
Rời Nhà Trắng, ông Jay Carney đầu quân cho Amazon
Tháng 8 năm ngoái, Uber đã bổ nhiệm David Plouffe, cựu cố vấn chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng của ông Obama làm Phó chủ tịch cấp cao của chính sách và chiến lược. Hồi tháng 5 vừa qua, Plouffe đã trở thành cố vấn cấp cao của hội đồng quản trị. Cựu giám đốc của chiến dịch tranh cử của Tổng thống Obama là Jim Messina cũng là cố vấn cấp cao của Uber, Airbnb và nhiều tập đoàn công nghệ khác.
Cựu cố vấn David Plouffe trở thành người nhà của Uber.
Cựu cố vấn David Plouffe trở thành người nhà của Uber.
Trong khi đó, Peter Orszag - Giám đốc Ngân sách Nhà Trắng trong 2 năm, sau khi từ chức vào cuối năm 2010 đã đảm nhiệm liền một lúc 2 vị trí, vừa là Phó chủ tịch của Citibank vừa là Chủ tịch nhóm tư vấn chiến lược tài chính của tập đoàn Citigroup.
Peter Orszag thời còn làm việc dưới quyền Tổng thống Obama trước khi đầu quân cho Citigroup.
Peter Orszag thời còn làm việc dưới quyền Tổng thống Obama

trước khi đầu quân cho Citigroup.
Canh bạc nhiều rủi ro

Thật ra, tại một quốc gia mà vận động hành lang đã trở thành một phần của văn hóa chính trị và kinh doanh, sự bắt tay giữa các tập đoàn với các cựu quan chức không phải là câu chuyện mới nhưng quyết định thuê một quan chức giàu kinh nghiệm có thể là một canh bạc đầy rủi ro mà McDonald phải chấp nhận chơi.
Người Mỹ quá chán ngán với cách làm "xúc xích chính trị" của các nghị sĩ.
Người Mỹ quá chán ngán với cách làm "xúc xích chính trị" của các nghị sĩ.
Người Mỹ thường khuyên nhau không nên chứng kiến công đoạn sản xuất xúc xích bởi nếu đã xem rồi thì cả quãng đời còn lại sẽ không muốn ăn xúc xích nữa. Cảnh mà người Mỹ không muốn thấy nữa là việc các nghị sĩ làm “xúc xích chính trị” bởi những tuyên bố gay gắt, chỉ trích nặng lời hay các cuộc mặc cả. Vì thế, với những mối quan hệ sẵn có, ông Robert Gibbs sẽ giúp McDonald thực hiện các cuộc vận động hành lang, những cuộc giao dịch nơi hậu trường để thông qua những văn kiện có lợi cho tập đoàn. Tuy nhiên lợi thế này có nguy cơ phát huy hiệu quả ngược do tâm lý chán ghét “xúc xích chính trị” khiến người tiêu dùng Mỹ quay lưng với McDonald.
 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần