Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lại thêm bệnh nhân tử vong do cúm mùa

Kinhtedothi - Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Yên vừa xác nhận, một bệnh nhi 27 tháng tuổi đã tử vong do mắc cúm A/H1N1. Đây là ca bệnh nhi tử vong đầu tiên tại Phú Yên do cúm này gây ra trong năm nay.
Cụ thể, cháu V.V.M.N. (27 tháng tuổi, ở xã Hòa An, huyện Phú Hòa, Phú Yên) bắt đầu có triệu chứng sốt, ho từ 29/11. Người nhà đã tự mua thuốc uống nhưng không rõ thuốc gì. Hôm sau, khi thấy cháu N. không có dấu hiệu thuyên giảm, gia đình đưa đến điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Phú Yên và được chẩn đoán là viêm phổi nặng.

Đến 4/12, thấy tình trạng bệnh nặng hơn, người nhà xin chuyển viện đến điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. Tại đây, bác sĩ cũng chẩn đoán bệnh nhân bị viêm phổi nặng.
 
Kết quả xét nghiệm tại Viện Pasteur Nha Trang xác định bệnh nhân N. dương tính với cúm A/H1N1. Đến 9/12, bệnh nhân bị tiên lượng xấu, người nhà xin đưa về và cháu N. đã tử vong trên đường.

Trước đó, ngày 11/11, tại Kon Tum, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cũng đã có báo cáo về một trường hợp tử vong do cúm A/H1N1. Bệnh nhân là N.T.T. (nữ, 37 tuổi, ni cô ở chùa Pháp Hoa, xã Hòa Bình, TP Kon Tum).

Theo thống kê của Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, từ giữa tháng 11 đến nay, mỗi tuần trung tâm tiếp nhận từ 100- 130 bệnh nhi được chẩn đoán cúm với các mức độ nặng khác nhau.

Cảnh báo về mức độ nguy hiểm của cúm A, các chuyên gia y tế cho rằng, cúm A/H1N1 có biểu hiện tương đồng như các triệu chứng cúm thông thường, nên nếu không giám sát và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm sớm thì phát hiện bệnh muộn.

Theo TS. Nguyễn Văn Lâm - Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2- 7 ngày. Tuy nhiên, đối với trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh mãn tính về tim, phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch…, bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm phổi, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.

TS Lâm khuyến cáo, mọi người có thể thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân khỏi dịch cúm, như: Rửa tay kỹ bằng nước xà phòng và nước ấm; Tránh chạm vào miệng, mắt hoặc mũi, đặc biệt là khi ra ngoài nơi công cộng trong mùa cúm; Tiêm vaccine cúm hàng năm, vào bất cứ thời điểm nào trong mùa cúm.

Trong đó, tiêm vaccine cúm là cách giúp bảo vệ những người thân xung quanh bạn khỏi bị cảm cúm hiệu quả nhất. Nếu trường hợp bị cúm khi cơ thể khỏe mạnh thì không đáng lo ngại, nhưng sẽ só thể gây nguy hiểm đến tính mạng đối với những người bị suy giảm miễn dịch, thể trạng yếu, người cao tuổi, đặc biệt là trẻ em.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: bệnh sởi đang có xu hướng giảm

Hà Nội: bệnh sởi đang có xu hướng giảm

13 May, 08:15 AM

Kinhtedothi - Ngày 13/5, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn TP ghi nhận 189 trường hợp mắc sởi tại 28 quận, huyện, giảm 2 trường hợp so với tuần trước (191 mắc/0 tử vong).

Thêm “áo giáp bảo vệ blouse trắng” trước nạn hành hung gia tăng

Thêm “áo giáp bảo vệ blouse trắng” trước nạn hành hung gia tăng

12 May, 01:50 PM

Kinhtedothi - Thời gian gần đây, tình trạng hành hung nhân viên y tế, bác sĩ liên tiếp xảy ra. Đáng nói, những vụ việc đều xảy ra ở khoa cấp cứu - nơi nhân viên y tế chiến đấu để giành lại sự sống cho bệnh nhân. Vấn nạn này cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc, đòi hỏi các giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ nhiều phía để có thêm “chiếc áo giáp bảo vệ blouse trắng” trước tình trạng này. 

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ