Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Làm 10 năm bằng mới vào nghề

Chia sẻ Zalo

KTĐT - “10 năm trước, khi mới vào nghề, mức lương của tôi gần 30.000 đồng một ngày. Bây giờ nhận 70.000 đồng, nếu tính lạm phát thì coi như không tăng”.

KTĐT - Anh Lê Văn Sơn, công nhân sơn tĩnh điện của một công ty tại quận 10, TP HCM, cho biết: “10 năm trước, khi mới vào nghề, mức lương của tôi gần 30.000 đồng một ngày. Bây giờ nhận 70.000 đồng, nếu tính lạm phát thì coi như không tăng”.

Rất nhiều lao động chỉ được tăng lương sau khi… Nhà nước có chính sách tăng lương cơ bản, nếu không, dù số năm làm việc có lâu đến đâu, chuyện tăng lương, nâng bậc của họ vẫn bị làm ngơ.

Tình trạng doanh nghiệp "ngó lơ" chuyện tăng lương cho người lao động phổ biến với nhiều lao động “kỹ năng thấp” trong các doanh nghiệp (DN) ở TP HCM.
 
Làm 10 năm bằng mới vào nghề

Anh Lê Văn Sơn, công nhân sơn tĩnh điện của một công ty tại quận 10, TP HCM, cho biết: “10 năm trước, khi mới vào nghề, mức lương của tôi gần 30.000 đồng một ngày. Bây giờ nhận 70.000 đồng, nếu tính lạm phát thì coi như không tăng”.

Đến cuối năm 2009, tròn bốn năm làm việc cho Công ty giày H.Bình (quận Thủ Đức), tổng thu nhập bình quân mỗi tháng của hai vợ chồng anh Cao Văn Quý, dù tăng ca hết mức, vẫn không được 5 triệu đồng. Còn nếu chỉ tính lương cơ bản thôi thì “không may có việc đột xuất xem như chịu chết”, anh Quý nói.

Ở nhiều DN, việc quyết định tăng lương cho công nhân một phần phụ thuộc vào ý kiến của tổ trưởng. Việc này cũng gây không ít bức xúc cho công nhân. “Dù không vi phạm kỷ luật, vẫn tăng ca đều đều mà bị tổ trưởng “ngó lơ” thì đừng mơ chuyện tăng lương”, chị Thường, một công nhân tại Khu chế xuất Tân Thuận nói. Làm việc nhiều năm mà lương vẫn không tăng, những công nhân có tay nghề đều tìm cách bỏ đi nơi khác.

36 bậc lương

“Khi DN đăng ký thang bảng lương với cơ quan quản lý thì thường sẽ kèm theo thông tin về việc nâng bậc lương cho người lao động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, với những DN có nộp đăng ký thang bảng lương thì trong bảng lương của họ thường rất nhiều bậc nhỏ. Chẳng hạn có DN gửi về bảng đăng ký đạt mức kỷ lục… 36 bậc. Không những thế, quy định mà DN tự đặt ra cho thời gian được nâng lương thường phải kéo dài ít nhất sau 1 năm làm việc ổn định. Như vậy, để có thể đạt đến bậc lương cao nhất thì có làm đến suốt đời người lao động cũng khó lòng đạt hết bậc”, ông Lê Thành Tâm, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP HCM, cho biết.

Ông Trương Lâm Danh, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động TP HCM, nhận định: “Những lao động phổ thông như lái xe, tạp vụ, công nhân tay nghề thấp… gần như không biết đến chuyện nâng lương. Lợi dụng việc không bắt buộc phải đều đặn nâng lương cho người lao động, nhiều DN đã khiến những lao động có thâm niên chán nản, bỏ đi nơi khác để tuyển những lao động trẻ, năng suất cao hơn”.

Từ thực tế trên, để đảm bảo được phần nào quyền lợi cho người lao động, theo ông Tâm, thanh tra lao động sẽ kiểm tra sát việc thực hiện pháp luật lao động của DN. Theo đó, những điều khoản mà DN đăng ký trong thang bảng lương sẽ được “soi” kỹ để hạn chế phần nào những khoảng cách bất hợp lý có thể xảy ra. Đây cũng là cách để hạn chế việc DN đăng ký thang bảng lương theo kiểu “cho có”. “Thời gian tới, chúng tôi sẽ tổ chức cấp chứng chỉ nghề cho những lao động làm việc lâu năm. Người đạt chứng chỉ sẽ được hưởng phụ cấp nghề 7%”, ông Tâm nói.