Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lâm Đồng: tiếp diễn tình trạng mạo danh văn bản và cán bộ Sở Y tế

Kinhtedothi- Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng liên tiếp xảy ra sự việc các đối tượng mạo danh cán bộ Sở Y tế, gửi các văn bản giả mạo thông báo về việc kiểm tra an toàn thực phẩm qua mạng xã hội nhằm lừa đảo và chiếm đoạt tài sản.

Theo Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng, hiện tại Sở vẫn tiếp tục nhận được thông tin về một số đối tượng xưng danh là người của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lâm Đồng, yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cung cấp thông tin hồ sơ, số điện thoại, giấy tờ liên quan đến việc kiểm tra, giám sát. Các đối tượng này còn đề nghị các cơ sở thực hiện giao dịch chuyển khoản, làm ảnh hưởng đến uy tín và gây khó khăn cho cán bộ ngành Y tế Lâm Đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản gửi đến một số sở, ngành, đơn vị để phối hợp tuyên truyền, giải quyết theo quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn tình trạng giả mạo văn bản của Sở Y tế. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn tiếp diễn gần đây.

Các đối tượng giả mạo có thủ đoạn rất tinh vi và chuyên nghiệp, đánh vào tâm lý e ngại của các cơ sở kinh doanh và người dân để thực hiện hành vi lừa đảo.

Các văn bản có hình thức tương tự như văn bản thật nên rất dễ bị nhầm lẫn.

Cụ thể, các đối tượng đã mạo danh cán bộ Sở Y tế, gửi các văn bản giả mạo thông báo về việc kiểm tra an toàn thực phẩm qua mạng xã hội, nhằm lừa đảo và chiếm đoạt tài sản. Những văn bản này thường có hình thức tương tự văn bản thật nhưng chứa nhiều lỗi sai và không được phát hành chính thức từ Sở Y tế.

Theo đó, người dân và đặc biệt là các chủ cơ sở kinh doanh được khuyến cáo không thực hiện theo yêu cầu của những đối tượng này, bao gồm việc cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng hoặc mã OTP. Bất kỳ thông báo nào về kiểm tra an toàn thực phẩm đều phải được gửi trực tiếp từ các cơ quan có thẩm quyền, không thông qua mạng xã hội hoặc điện thoại cá nhân.

Nếu có nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin nhận được, người dân nên liên hệ ngay với cơ quan công an hoặc Sở Y tế để được hỗ trợ và giải quyết. Việc báo cáo sớm sẽ giúp ngăn chặn các hành vi lừa đảo và xử lý nghiêm các đối tượng giả mạo, bảo vệ quyền lợi của người dân.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sau khi ăn tiết canh, nam thanh niên nguy kịch tính mạng

Sau khi ăn tiết canh, nam thanh niên nguy kịch tính mạng

03 Jul, 11:36 AM

Kinhtedothi - Ngày 3/7, Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới T.Ư thông tin, khoa Cấp cứu của BV đang điều trị cho một bệnh nhân nam (30 tuổi, trú tại Hải Phòng) trong tình trạng nguy kịch nghi do nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh.

Bộ Y tế quy định 5 điểm mới về kê đơn thuốc 

Bộ Y tế quy định 5 điểm mới về kê đơn thuốc 

02 Jul, 03:59 PM

Kinhtedothi - Thông tư số 26/2025/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có 5 điểm mới.

Bệnh nhân tai nạn giao thông chết não, hiến tạng hồi sinh 5 người bệnh

Bệnh nhân tai nạn giao thông chết não, hiến tạng hồi sinh 5 người bệnh

02 Jul, 11:31 AM

Kinhtedothi - Ngày 2/7, theo thông tin từ Bệnh viện E, đơn vị triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác. Đây là lần thứ 2 Bệnh viện triển khai thành công kỹ thuật lấy đa tạng gồm tim, gan và giác mạc từ người cho chết não.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ