Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Làm giàu trên vùng đất đồi gò

Kinhtedothi - Không chỉ được biết đến là người làm kinh tế giỏi, ông Quách Đình Lý (thôn Cố Đụng, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất) còn là “người có uy tín”, được đông đảo đồng bào dân tộc nơi đây tin yêu, quý trọng.
Thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm

Dẫn chúng tôi tới thăm cánh rừng keo rộng gần 13ha của gia đình, ông Lý bảo: “Tôi vừa thu hoạch 2ha rừng keo, trừ chi phí sản xuất, chắc lãi được khoảng 80 triệu đồng…”. Ít người biết, cách đây chừng 15 năm, toàn bộ diện tích rừng keo xanh mướt của gia đình ông Lý chỉ là bãi đất trống, đồi núi trọc. Ông Lý đã cùng vợ và 2 người con trai tổ chức khai hoang, làm sống lại vùng đất khô cằn này. Không có vốn sản xuất, ông vận động gia đình mạnh dạn vay vốn Liên minh HTX TP Hà Nội để mua cây keo giống về trồng. Là giống cây sinh trưởng tốt trong điều kiện thổ nhưỡng kém, rừng keo phát triển tốt. Sau khoảng 5 năm, cây keo cho thu hoạch. Nhờ việc tiêu thụ dễ dàng nên hiện với 13ha rừng keo trồng gối vụ, trung bình mỗi năm gia đình ông Lý thu về khoảng 100 triệu đồng.
Ông Quách Đình Lý bên vườn keo một năm tuổi của gia đình.
Ông Quách Đình Lý bên vườn keo một năm tuổi của gia đình.
Nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập, 10 năm qua, gia đình ông Lý nhận thầu khoảng 1ha mặt nước tại khu vực chân núi thôn Cố Đụng để nuôi cá. Mỗi năm một vụ, không mất quá nhiều công chăm sóc nhưng cũng cho thu nhập trên 40 triệu đồng. Bên cạnh trồng rừng, nuôi thủy sản, ông Lý cũng nhận thầu khoảng 2.000m2 đất vùng đồi gò để đầu tư chuồng trại chăn nuôi gà. Tuy nhiên, theo ông Lý, nuôi gia cầm gặp khá nhiều rủi ro. Những năm đầu, ông thường xuyên bị lỗ. Đã có lúc tính bỏ nuôi gà để tập trung trồng rừng và nuôi cá. Dù vậy, khi được tham gia một số lớp tập huấn sản xuất nông nghiệp do Ban Dân tộc TP Hà Nội phối hợp cùng Phòng Kinh tế, Phòng Dân tộc huyện Thạch Thất tổ chức, ông Lý dần tích lũy được kinh nghiệm. Hiện, mỗi năm, gia đình nuôi từ 4 - 5 lứa, lấy lãi bù lỗ và trừ chi phí sản xuất, tăng thu nhập thêm từ 50 – 70 triệu đồng.       

Làm tròn trọng trách “người hòa giải”

Không chỉ được biết đến bởi làm kinh tế giỏi, ông Quách Đình Lý còn được đông đảo đồng bào dân tộc ở thôn Cố Đụng nói riêng, xã Tiến Xuân nói chung hết sức nể trọng trong vai trò của một trưởng thôn kiêm “người có uy tín”. Quãng thời gian dài tới gần 15 năm gắn với 2 trọng trách nêu trên là minh chứng cho sự tin yêu của đông đảo bà con nơi đây đối với ông.

Ông Lý cho hay, hễ trong gia đình có vấn đề mâu thuẫn, họ luôn tìm đến nhà ông để tham khảo ý kiến. Mỗi lần như vậy, ông phải dùng lý lẽ, sự công tâm để phân minh phải trái, trắng đen, giúp mỗi người hiểu ra câu chuyện. Ông Bùi Văn Tình – Chủ tịch UBND xã Tiến Xuân cho biết, thực tế hiện nay, nhận thức của phần lớn đồng bào vùng dân tộc đã được nâng cao, bà con đã có thể tự giải quyết những mâu thuẫn nhỏ trong gia đình. Tuy nhiên, trung bình mỗi năm, ông Lý đều tham gia hòa giải từ 3 – 5 vụ việc. Điều này giúp người dân không phải mất công lặn lội xuống làm việc với chính quyền địa phương. Bên cạnh việc giúp đỡ bà con giải quyết mâu thuẫn, ông Lý cũng là một tuyên truyền viên tích cực trong công tác vận động đồng bào chấp hành đầy đủ, nghiêm túc những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 

Với những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, cũng như giữ vững ổn định trật tự xã hội tại địa phương, ông Quách Đình Lý đã nhiều lần được Ban Dân tộc TP, UBND huyện Thạch Thất ghi nhận. Gần đây nhất, tại hội nghị tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU về “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi của Thủ đô giai đoạn 2010 – 2015”, ông Lý cũng vinh dự được Thành ủy Hà Nội trao tặng Bằng khen.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bức tranh nông thôn mới ở miền biên viễn Điện Biên

Bức tranh nông thôn mới ở miền biên viễn Điện Biên

14 Jul, 01:40 PM

Kinhtedothi – Từ vùng đất nông nghiệp truyền thống, nhiều bản làng ở Điện Biên đã “thay da đổi thịt” nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Không chỉ là những con đường bê tông, nhà văn hóa khang trang, mà còn là sự đổi thay trong tư duy phát triển, ứng dụng công nghệ và phát huy nội lực cộng đồng.

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

07 Jul, 10:41 AM

Kinhtedothi-Từ đầu tháng 7, Quảng Ngãi đồng loạt ra quân thực hiện cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Dữ liệu thu thập lần này sẽ là cơ sở quan trọng cho hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn phù hợp với giai đoạn mới, đặc biệt sau khi địa phương mở rộng địa giới hành chính.

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ