Lạm phát tại khu vực Eurozone tăng cao nhất trong 2 năm

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Nhà phân tích Gilles Moec thuộc ngân hàng Deutsche Bank cho rằng ngoài sự kiểm soát của chính sách tiền tệ, lạm phát còn do nhiều yếu tố đặc biệt gây nên.

KTĐT - Nhà phân tích Gilles Moec thuộc ngân hàng Deutsche Bank cho rằng ngoài sự kiểm soát của chính sách tiền tệ, lạm phát còn do nhiều yếu tố đặc biệt gây nên.

Tỷ lệ lạm phát tại khu vực đồng euro (Eurozone) đã tăng cao nhất trong vòng hai năm qua, lên mức 2,2%.

Báo Tiếng vang (Les Echos) và Thế giới (Le Monde), cho biết giá năng lượng tăng, đặc biệt là giá dầu tăng hơn 10 USD/thùng trong tháng cuối năm ngoái kéo theo sự tăng giá của mặt hàng chiến lược này trong cả năm là 15%), được xem là nguyên nhân chính đẩy giá cả các mặt hàng đồng loạt tăng giá lên mức kỷ lục kể từ tháng 10/2008.

Sự leo thang của giá lương thực và thực phẩm cũng là yếu tố không nhỏ khiến tỷ lệ lạm phát trong khu vực đồng euro tăng lên 2,2%.

Kể từ khi đồng tiền chung châu Âu (euro) ra đời năm 1999, chưa bao giờ đồng euro lại mất giá như hiện nay. Trước đây, thông thường tỷ lệ lạm phát của khu vực này duy trì ở mức 1,97%.

Theo đánh giá của Văn phòng thống kê châu Âu (Eurostat), giá cả tăng mạnh nhất trong tháng 12/2010 với tốc độ tăng trung bình tại các nước khu vực đồng euro từ mức 1,9% trong tháng trước đó lên hơn 2% trong tháng 12/2010.

Các nhà phân tích cho rằng biến động thị trường khiến giá cả tăng bắt đầu từ tháng 10 và 11/2010, đồng thời dự báo thời tiết giá lạnh tại châu Âu sẽ là nguyên nhân tiếp tục đẩy giá các mặt hàng nguyên liệu tăng cao.

Nhà phân tích Gilles Moec thuộc ngân hàng Deutsche Bank cho rằng ngoài sự kiểm soát của chính sách tiền tệ, lạm phát còn do nhiều yếu tố đặc biệt gây nên.

Từ tháng 5/2009, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã duy trì tỷ lệ lãi suất chi phối là 1%, thấp chưa từng có trong lịch sử, nhằm duy trì hệ thống ngân hàng châu Âu trong trạng thái tiến triển. Mặt khác, giới tiền tệ đã “bơm một lượng tiền mặt với số lượng không giới hạn” cho các sơ sở tài chính trong vùng. Rồi từ tháng Năm vừa qua, ECB đã mua lại nợ của các nước trong khu vực đồng euro đang gặp khó khăn nhằm giảm bớt những rối ren trên thị trường.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng ECB khó có thể quyết định tăng tỷ giá trong thời gian ngắn tới đây mà sẽ phải duy trì tỷ lệ lãi suất như hiện nay cho đến giữa năm 2012./.