80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lần đầu ra mắt Bản đồ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam

Kinhtedothi - "Bản đồ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam" vừa được Vinasa công bố xây dựng được kỳ vọng là công cụ giúp định vị doanh nghiệp (DN) Việt trên thị trường, từ đó thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng cơ hội hợp tác trong và ngoài nước.

Ngày 27/2, Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (Vinasa) tổ chức buổi họp báo công bố Chương trình Top 10 và bản đồ DN công nghệ số Việt Nam 2025 với nhiều đổi mới quan trọng.

Chương trình năm 2025 tiếp tục vinh danh các DN công nghệ số tiêu biểu và lần đầu tiên ra mắt bản đồ DN công nghệ số Việt Nam - công cụ quan trọng giúp định vị DN trên thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng cơ hội hợp tác trong nước và quốc tế.

Theo Phó tổng Thư ký Vinasa An Ngọc Thao, đơn vị đặt mục tiêu triển khai Chương trình Top 10 DN công nghệ số song hành cùng phát triển, hoàn thiện bản đồ DN công nghệ số Việt Nam qua từng năm, như một nền tảng chứng thực, xác tín, giúp DN tận dụng tốt hơn các cơ hội này.

Bắt đầu thực hiện từ năm 2025, bản đồ DN công nghệ số Việt Nam áp dụng mô hình đánh giá theo 2 trục chính gồm "Tầm nhìn" (thể hiện định hướng phát triển, khả năng đổi mới trong tương lai của DN) và "Khả năng thực thi" (đánh giá mức độ triển khai, áp dụng sản phẩm, dịch vụ vào thực tế).

Dựa trên 2 trục, DN được phân vào 4 nhóm: Thực lực (năng lực triển khai mạnh, tập trung vào hiệu quả thực tế), Đầu tàu (dẫn dắt thị trường, có tầm nhìn lẫn khả năng), Chuyên biệt (có thể mạnh trong lĩnh vực cụ thể, phát triển chuyên sâu) và Khai phá (đổi mới sáng tạo).

Qua các tiêu chí này, bản đồ sẽ cung cấp dữ liệu toàn diện về hệ sinh thái DN công nghệ số Việt Nam, phân loại theo lĩnh vực, quy mô, năng lực đổi mới và tiềm năng phát triển.

Về phía cơ quan quản lý cũng sẽ có thêm dữ liệu khoa học để hoạch định chính sách hỗ trợ. Với các nhà đầu tư và đối tác quốc tế, đây cũng là cơ sở để tiếp cận các DN tiềm năng tại Việt Nam nhanh chóng và chính xác hơn.

Trong tương lai, bản đồ này sẽ được hoàn thiện hơn, phản ánh đầy đủ và toàn diện các DN thuộc nhiều phân khúc khác nhau, không chỉ giới hạn trong top 10.

Doanh nghiệp công nghệ số và chiến lược "Make in Viet Nam"

Doanh nghiệp công nghệ số và chiến lược "Make in Viet Nam"

Tạo động lực thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Tạo động lực thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Hà Nội: tạo tập thị trường cho doanh nghiệp công nghệ số

Hà Nội: tạo tập thị trường cho doanh nghiệp công nghệ số

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tạo đột phá phát triển công nghệ cao

Tạo đột phá phát triển công nghệ cao

18 Jul, 05:10 AM

Kinhtedothi - Luật Thủ đô 2024 đã mở ra không gian pháp lý và cơ chế đặc thù để Hà Nội đẩy mạnh phát triển công nghệ cao – lĩnh vực then chốt trong chiến lược tăng trưởng kinh tế bền vững. Từ việc tháo gỡ những rào cản đầu tư, mở rộng quyền tự quyết cho TP Hà Nội đến việc cho phép thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm… những quy định mới được kỳ vọng sẽ biến Hà Nội thành trung tâm đổi mới sáng tạo hàng đầu cả nước.

Phấn đấu phủ sóng 68.457 trạm 5G và thử nghiệm thiết bị 6G

Phấn đấu phủ sóng 68.457 trạm 5G và thử nghiệm thiết bị 6G

16 Jul, 09:15 AM

Kinhtedothi - Hạ tầng viễn thông Việt Nam đang bước vào giai đoạn tăng tốc với mục tiêu xây dựng 20.000 trạm 5G trong năm 2025, hướng tới phủ sóng 90% dân số. Song hành, các doanh nghiệp công nghệ lớn chuẩn bị lộ trình sản xuất, thử nghiệm thiết bị 6G trên mạng thực tế từ năm 2028, mở ra chương mới cho chuyển đổi số quốc gia.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ