Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lạng Sơn: một tháng xử phạt 133 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Kinhtedothi-Trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Kết quả cho thấy, 133/209 cơ sở được kiểm tra đã vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, với tổng số tiền xử phạt lên đến hơn 351 triệu đồng.

Ảnh minh họa

Theo Kế hoạch số 45/KH-BCĐ ngày 26/3/2025 của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Lạng Sơn và các kế hoạch triển khai từ Sở Công Thương, Chi cục QLTT, từ ngày 15/4 đến 15/5/2025, các đội QLTT đã đồng loạt ra quân kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật tại các bếp ăn tập thể, cơ sở dịch vụ ăn uống và điểm bán thức ăn đường phố - những nơi có nguy cơ cao gây mất an toàn thực phẩm.

Qua kiểm tra, nhiều hành vi vi phạm đã được phát hiện như: kinh doanh thực phẩm quá hạn sử dụng; không đảm bảo điều kiện vệ sinh tại cơ sở; người chế biến không đội mũ, không đeo khẩu trang; thiếu giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Đây là những hành vi tiềm ẩn nguy cơ gây hại trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh thời tiết nắng nóng, thực phẩm dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn.

Bên cạnh công tác xử phạt, lực lượng QLTT tỉnh Lạng Sơn đã yêu cầu 209 cơ sở ký cam kết chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, đồng thời tổ chức 52 đợt tuyên truyền trực tiếp tới gần 250 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống.

Nội dung tuyên truyền tập trung vào: trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm; thông tin về các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng; cảnh báo người tiêu dùng về những rủi ro khi sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Thời gian tới, lực lượng QLTT khẳng định sẽ tiếp tục duy trì hoạt động kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất sau tháng cao điểm, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để thực phẩm bẩn, không an toàn lưu hành trên thị trường.

Lạng Sơn: tạm giữ gần 1,4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Lạng Sơn: tạm giữ gần 1,4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán “khí cười” quy mô lớn

Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán “khí cười” quy mô lớn

18 May, 04:40 PM

Kinhtedothi - Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá thành công một đường dây tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và sản xuất, buôn bán khí N2O (khí cười) với quy mô đặc biệt lớn, hoạt động liên tỉnh, tinh vi, có sự tham gia của nhiều đối tượng ở các địa phương trên cả nước.

Truy nã đối tượng Trần Văn Đoàn về tội "Cố ý gây thương tích"

Truy nã đối tượng Trần Văn Đoàn về tội "Cố ý gây thương tích"

18 May, 08:46 AM

Kinhtedothi - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình vừa ra Quyết định truy nã số 2748/QĐTN-CSHS đối với Trần Văn Đoàn (SN 2002, trú thôn Hội, xã Song Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) về tội Cố ý gây thương tích quy định tại khoản 2, Điều 134 Bộ luật Hình sự.

Buôn lậu, hàng giả: mặt trái của lợi nhuận và tội ác cần ngăn chặn

Buôn lậu, hàng giả: mặt trái của lợi nhuận và tội ác cần ngăn chặn

17 May, 09:40 AM

Kinhtedothi - Mới đây, Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố một cán bộ hải quan thuộc Cảng Sài Gòn khu vực 1 vì hành vi tiếp tay cho nhập lậu hơn 4.000 thùng sữa và thực phẩm chức năng từ Mỹ, trị giá hơn 3,4 tỷ đồng. Lô hàng không có giấy phép kiểm dịch, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhưng đã được đưa vào thị trường tiêu dùng thông qua nhiều hệ thống phân phối trực tuyến và cửa hàng thực phẩm nhập khẩu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ