Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lãnh đạo Liên hợp quốc nêu lý do đến Nga dự thượng đỉnh BRICS

Kinhtedothi - Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres không muốn bỏ lỡ cơ hội gặp gỡ các nhà lãnh đạo thế giới tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS đang diễn ra ở Kazan, Nga.
Tổng thư ký  LHQ Antonio Guterres dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan, Nga, ngày 23/10. Ảnh: RT

Theo hãng tin Tass, hôm 22/10, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước của nước Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga chào đón tại sân bay quốc tế Karzan.

Theo lịch trình, Tổng thư ký LHQ dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) lần thứ 16 - kéo dài từ 22-24/10 tại Karzan, phó phát ngôn LHQ Farhan Haq cho biết tại cuộc họp báo hôm 22/10. 

Theo đài RT, đáp lại những lời chỉ trích về việc Tổng thư ký LHQ chấp nhận lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin dự thượng đỉnh BRICS tại TP Karzan, ông Haq  cho biết, việc tham dự các cuộc họp của những tổ chức có nhiều quốc gia thành viên quan trọng là thông lệ chuẩn mực và các nước BRICS đại diện cho khoảng 1/2 dân số thế giới.

“Đây là một cuộc họp có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của Liên hợp quốc vì các nước BRICS chiếm khoảng một nửa dân số thế giới” - quan chức LHQ nói tại cuộc họp báo.

Ông Haq giải thích thêm rằng "thông lệ" là Tổng thư ký Guterres phải tham dự "các cuộc họp của các tổ chức có số lượng lớn các quốc gia thành viên quan trọng,” chẳng hạn như G7 và G20.

"Tại hội nghị thượng đỉnh ở Kazan, Tổng thư ký LHQ sẽ tái khẳng định lập trường của mình về cuộc chiến ở Ukraine và các điều kiện cho một nền hòa bình công bằng, cũng như giải quyết vấn đề tự do hàng hải ở Biển Đen” – Phó phát ngôn LHQ nhấn mạnh thêm.

Theo ông Haq, Tổng thư ký LHQ sẽ có một số cuộc họp bàn song phương bên lề Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Karzan. 

Trong một diễn biến liên quan, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 22/10 đã giải thích sự khác biệt giữa BRICS và Liên minh châu Âu (EU), nhấn mạnh rằng BRICS là nơi các quốc gia chia sẻ các giá trị và mục tiêu chung.

Phát biểu bên lề Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại TP Kazan (Nga) ngày 22/10, ông Peskov cho biết, các thành viên của nhóm BRICS không bị ràng buộc từ các nghĩa vụ chung như trường hợp của EU, mà thay vào đó là chia sẻ các mục tiêu và lợi ích chung.

Ông Peskov lưu ý rằng BRICS vẫn "chưa có các thuộc tính cần thiết để được coi là một tổ chức", chẳng hạn như điều lệ hoặc các quy tắc được xác định rõ ràng.

Thay vào đó, theo ông Peskov, BRICS là "hiệp hội các quốc gia chia sẻ các giá trị và mục tiêu chung" và cam kết thực hiện các nguyên tắc chung về tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi mà không có "chủ nghĩa độc tôn”.

Giải thích thêm về sự khác biệt giữa BRICS và EU, ông Peskov chỉ ra rằng EU lại là một tổ chức có các văn bản theo luật định, các quy tắc rõ ràng, các văn bản ràng buộc và "toàn bộ các nghĩa vụ chung".

Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết, nhóm BRICS không dựa trên sự "kết nối chống lại ai đó" và không nhằm vào bất kỳ quốc gia thứ 3 hoặc các tổ chức khác, đồng thời khẳng định rằng mục tiêu duy nhất của BRICS là theo đuổi lợi ích chung của tất cả những người tham gia.

BRICS hiện đang tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ 16 tại Kazan (thành phố lớn thứ 5 của Nga), quy tụ hàng chục nhà lãnh đạo các nước trên thế giới.

Các nước BRICS dự kiến ​​sẽ đưa ra quyết định về một loạt các vấn đề quan trọng nhằm tăng cường và cải thiện hợp tác trong nhóm, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo trong cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 22/10.

BRICS được thành lập vào năm 2006 và ban đầu bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, sau đó Nam Phi gia nhập vào năm 2010. Ethiopia, Ai Cập, Iran, Ả Rập Saudi và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã được kết nạp vào BRICS hồi đầu năm nay.

Theo RT, BRICS hiện chiếm khoảng 46% dân số thế giới và hơn 36% GDP toàn cầu. Khoảng 30 quốc gia khác trên khắp thế giới cũng đã bày tỏ sự quan tâm việc gia nhập BRICS hoặc tăng cường quan hệ với nhóm. Nhiều quốc gia đã cử các phái đoàn cấp cao tham dự hội nghị thượng đỉnh năm nay.

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân gián tiếp

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân gián tiếp

21 Apr, 07:44 AM

Kinhtedothi - Theo Thứ trưởng Ngoại giao Iran Kazem Gharibabadi, vòng tham vấn kỹ thuật giữa các chuyên gia Mỹ và Iran sẽ diễn ra vào ngày 23/4 tại Thủ đô Muscat của Oman, với sự tham gia của các bên trung gian.

Nga-Iran “bắt tay” vô hiệu hóa lệnh trừng phạt từ phương Tây

Nga-Iran “bắt tay” vô hiệu hóa lệnh trừng phạt từ phương Tây

19 Apr, 09:47 PM

Kinhtedothi - Theo Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện Nga - Iran vừa được Thượng viện Nga thông qua giữa tuần này, hai nước trở thành đối tác chiến lược và hợp tác trong tất cả các lĩnh vực như quốc phòng, chống khủng bố, năng lượng…

Mỹ cân nhắc công nhận Crimea thuộc Nga

Mỹ cân nhắc công nhận Crimea thuộc Nga

19 Apr, 07:56 AM

Kinhtedothi - Bán đảo Crimea, nơi có đa số cư dân là người Nga, đã bỏ phiếu ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga hồi năm 2014, ngay sau cuộc đảo chính tại Kiev được phương Tây hậu thuẫn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ