Theo thống kê của ILO, hiện có khoảng 14 triệu lao động di cư từ khu vực ASEAN đang làm việc ở các nước trên thế giới, trong đó 40% đang làm việc tại các nước ASEAN. Mỗi năm Việt Nam cũng đưa khoảng 80.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài và gửi về nước khoảng 2 tỷ USD kiều hối mỗi năm. Lao động di cư sẽ tiếp tục tăng do sự phát triển về nhân khẩu học, thiếu hụt về lao động và chênh lệch giữa các nền kinh tế. Lực lượng lao động này đang gặp nhiều thách thức như: Trình độ tay nghề thấp, lương thấp, phí tiêu dùng cao, điều kiện làm việc không được đảm bảo... Do đó, vai trò của Chính phủ nước phái cử, nước tiếp nhận lao động và các đối tác xã hội rất quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi, việc làm bền vững cho lao động di cư. Ông Gyorgy Sziraczky, Giám đốc văn phòng của ILO tại Việt Nam cho biết: ILO sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước có lao động di cư và các nước tiếp nhận lao động xây dựng chính sách hỗ trợ, bảo vệ nhóm đối tượng này.
Lao động di cư ngày càng tăng
KTĐT - Ngày 26/9, Bộ LĐTB&XH phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã thảo luận về "Việc làm bền vững cho người lao động di cư, vai trò của Chính phủ và các đối tác xã hội".
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)