Khánh Hòa:
Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công
Kinhtedothi - Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định thành lập 3 tổ công tác đặc biệt, tập trung chỉ đạo xuyên suốt theo từng lĩnh vực, từng địa bàn.
Ngày 11/7, Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Nam đã có quyết định thành lập 3 tổ công tác theo dõi, chỉ đạo, giải quyết kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; đẩy mạnh công tác giải ngân; đôn đốc, chỉ đạo thực hiện các giải pháp để phấn đấu mục tiêu tăng trưởng.

Khánh Hòa đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh minh họa: Trung Nhân
Cụ thể, 3 tổ công tác do 3 Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng. Trong đó, ông Nguyễn Long Biên làm tổ trưởng Tổ công tác số 1, theo dõi lĩnh vực giáo dục và đào tạo; y tế; văn hóa, thể thao và du lịch; lao động - thương binh và xã hội; thông tin và truyền thông; khoa học và công nghệ; bảo hiểm xã hội; tôn giáo; dân tộc; thi đua - khen thưởng; chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật; chương trình mục tiêu phòng, chống tội phạm, phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm.
Cùng với đó là các Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu văn hóa; Ban Đại diện - Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; các dự án ngoài ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
Đồng thời theo dõi và chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Y tế; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Dân tộc và Tôn giáo; Trường Cao đẳng nghề; Trường cao đẳng y tế; Trường Đại học Khánh Hòa và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Khánh Hòa (cho tới khi thực hiện việc sắp xếp sáp nhập theo đề án).
Theo dõi các phường Đông Hải, Ninh Chữ, Bắc Cam Ranh, Cam Ranh, Cam Linh, Phường Phan Rang và các xã: Suối Hiệp, Cam Lâm, Suối Dầu, Cam Hiệp, Cam An, Bắc Khánh Vĩnh, Trung Khánh Vĩnh, Tây Khánh Vĩnh, Nam Khánh Vĩnh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Tây Khánh Sơn, Đông Khánh Sơn, Ninh Phước, Phước Hữu, Phước Hậu.
Tổ công tác số 2 do ông Trần Hòa Nam làm tổ trưởng, theo dõi lĩnh vực xây dựng; phát triển đô thị; đất đai; tài nguyên khoáng sản; môi trường; giao thông vận tải; thống kê, tín dụng nhà nước, ngân hàng; phòng cháy, chữa cháy; doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; kinh doanh bảo hiểm; theo dõi hoạt động chung về công tác xây dựng cơ bản; theo dõi hoạt động chung khối doanh nghiệp; kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, việc phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm; các dự án ngoài ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách; Khu kinh tế Vân Phong.
Nhiều điểm nghẽn trong đầu tư công tại Khánh Hòa sẽ được giải quyết trong thời gian tới. Ảnh: Trung Nhân
Đồng thời, theo dõi, chỉ đạo Sở Xây dựng; Sở Nông nghiệp và Môi trường; Sở Tài chính (theo dõi các dự án đầu tư theo lĩnh vực được phân công); Ban Quản lý dự án phát triển tỉnh; các hội, tổ chức đoàn thể, các cơ quan, đơn vị có liên quan khác theo lĩnh vực công tác được giao phụ trách.
Theo dõi các phường Bắc Nha Trang, Tây Nha Trang, Nam Nha Trang, Ninh Hòa, Đông Ninh Hòa, Phường Nha Trang và các xã: Nam Cam Ranh, Bắc Ninh Hòa, Tân Định, Nam Ninh Hòa, Tây Ninh Hòa, Hòa Trí, Đại Lãnh, Tu Bông, Vạn Thắng, Vạn Ninh, Vạn Hưng, Diên Khánh, Diên Lạc, Diên Điền, Diên Lâm, Diên Thọ.
Tổ công tác số 3 do ông Trịnh Minh Hoàng làm tổ trưởng, theo dõi lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn; tài nguyên nước; ứng phó biến đổi khí hậu, biển; khí tượng thủy văn; công thương; điện lực; xuất nhập khẩu; kinh tế tập thể; hoạt động của các khu, cụm công nghiệp; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; các dự án ngoài ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
Đồng thời theo dõi và chỉ đạo Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và Môi trường; Ban Quản lý các Khu công nghiệp; Ban Quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa-Phước Bình; Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Giao thông; Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Ninh Sơn; Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Tân Tiến; Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi; Thống kê; Cục Thi hành án dân sự tỉnh; Chi nhánh Ngân hàng Phát triển, Quỹ Đầu tư phát triển; các hội, tổ chức đoàn thể nhân dân, các cơ quan, đơn vị có liên quan khác theo lĩnh vực công tác được giao phụ trách.
Theo dõi các phường Bảo An, Đô Vinh, Ba Ngòi, Hòa Thắng; đặc khu Trường Sa và các xã: Thuận Nam, Cà Ná, Phước Hà, Phước Dinh, Ninh Hải, Xuân Hải, Vĩnh Hải, Thuận Bắc, Công Hải, Ninh Sơn, Lâm Sơn, Anh Dũng, Mỹ Sơn, Bác Ái Đông, Bác Ái và Bác Ái Tây.

Các vướng mắc của doanh nghiệp cũng sẽ được tập trung xử lý. Ảnh: Trung Nhân
Theo đó, 3 tổ công tác có trách nhiệm giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo, giải quyết kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; đẩy mạnh công tác giải ngân. Đồng thời, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện các giải pháp để phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng đối với các dự án, ngành, lĩnh vực, địa bàn, chủ đầu tư phụ trách, theo dõi của Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại Quyết định số 89/QĐ-UBND ngày 1/7/2025.
Các thành viên tổ công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chủ động nắm bắt, tham mưu xử lý tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; đẩy mạnh công tác giải ngân; đôn đốc, chỉ đạo thực hiện các giải pháp để phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng theo ngành, lĩnh vực, dự án phụ trách.
Các tổ công tác chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quyết định này. Tổ công tác làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu; các thành viên thực hiện nhiệm vụ theo chế độ kiêm nhiệm và chịu trách nhiệm về phần việc được phân công.

Hoạt động chính quyền địa phương 2 cấp tại Khánh Hòa: khởi đầu nhiều kỳ vọng
Kinhtedothi - Sau sáp nhập, Khánh Hòa chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã). Đây được xem là bước đi quan trọng để tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực quản lý, mang lại tiện ích trực tiếp cho người dân và doanh nghiệp.

Tháp Bà Ponagar và trầm hương: đòn bẩy di sản cho kinh tế - du lịch Khánh Hòa
Kinhtedothi - Việc Tháp Bà Ponagar chính thức được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt cùng Tri thức khai thác và chế biến trầm hương Khánh Hòa trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ khẳng định giá trị văn hóa - lịch sử độc đáo mà còn mở ra cơ hội lớn để Khánh Hòa khai thác hiệu quả các giá trị di sản như một đòn bẩy phát triển kinh tế - du lịch bền vững.

Bất động sản Khánh Hòa bật tăng sau sáp nhập, cẩn trọng "bong bóng" giá đất
Kinhtedothi - Sau khi chính thức sáp nhập Ninh Thuận vào Khánh Hòa, thị trường bất động sản (BĐS) Khánh Hòa mới nhanh chóng trở thành một trong những điểm sáng thu hút nhà đầu tư tại Nam Trung Bộ nhờ quỹ đất ven biển mở rộng và hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, giá đất một số khu vực liên tục lập đỉnh so với thu nhập của người dân.