Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lập hãng hàng không chuyên vận tải hàng hóa: Chưa phải thời điểm thích hợp

Kinhtedothi - Vừa qua, sự kiện thành lập hãng hàng không vận tải hàng hóa của Công ty CP IPP Air Cargo (IPP Air Cargo) do “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn làm chủ không nhận được sự đồng thuận của Bộ GTVT đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Hàng hóa chờ xếp lên máy bay tại sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: Phạm Hùng
Vì sao Bộ GTVT không thông qua?
Hiện nay, Việt Nam chưa có hãng hàng không chuyên trách vận tải hàng hóa. Do đó, sự ra đời của một hãng hàng không như dự án mà IPP Air Cargo đề xuất được kỳ vọng sẽ giúp khai thác tốt phần dư địa trên của ngành hàng không Việt Nam. Tuy nhiên, trong báo cáo mới nhất gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT kiến nghị chưa xem xét cho phép thành lập hãng hàng không mới trong giai đoạn hiện nay, bao gồm cả việc thành lập hãng hàng không chuyên chở hàng hóa.

Lý giải cho kiến nghị trên, Bộ GTVT cho biết, hiện các hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, VietJet Air, Bamboo Airways, Pacific Airlines, Vietravel Airlines) đều đã được cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không (bao gồm cả việc chở hành khách và hàng hóa) đang triển khai thực hiện các chuyến bay chuyên chở hàng hóa, gồm cả việc chở hàng trên khoang hành khách nhằm tăng thêm năng lực vận chuyển hàng hóa và có thêm nguồn thu để bù đắp thiệt hại do dịch Covid-19. Đặc biệt, tỷ trọng doanh thu từ vận tải hàng hóa trong tổng doanh thu từ vận tải hàng không của các hãng giai đoạn trong dịch đều tăng gấp 3 lần so với trước dịch.

Mặc dù “lắc đầu" với đề xuất lập hãng hàng không vận tải vào thời điểm hiện tại nhưng Bộ GTVT vẫn bỏ ngỏ khả năng thông qua trong tương lai khi khẳng định sẽ tiếp tục theo dõi tình hình thị trường, ảnh hưởng của dịch bệnh. Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về khả năng thành lập hãng hàng không mới vào thời điểm thị trường hàng không phục hồi (dự kiến 2022).

Phải đánh giá toàn diện

Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, nhiều chuyên gia cho rằng, việc thành lập một hãng hàng không chuyên vận tải hàng hóa ở Việt Nam là rất cần thiết. Tuy nhiên, thời điểm nào thích hợp để thực hiện việc này lại là câu chuyện hoàn toàn khác. GS.TS Từ Sỹ Sùa – giảng viên cao cấp Đại học GTVT cho biết, hàng không cũng giống nhiều lĩnh vực vận tải khác như đường bộ, đường sắt... đều có 2 đối tượng là vận tải hành khách và vận tải hàng hóa. Trong khi đó, theo quy định hiện hành ở Việt Nam, DN đăng ký vận tải hành khách sẽ được phép vận tải hàng hóa nhưng đăng ký vận tải hàng hóa thì không được vận tải hành khách. Riêng với hàng không, hiện nay, Việt Nam chưa có một hãng hàng không nào chuyên vận tải hàng hóa mà phải thuê DN nước ngoài.

Từ những phân tích trên, GS.TS Từ Sỹ Sùa khẳng định, trong bối cảnh phát triển của hàng không thế giới cũng như hàng không trong nước, việc hình thành một DN vận tải hàng hóa bằng đường hàng không là rất cần thiết, giúp cho chi phí vận tải hàng hóa rẻ hơn. Theo GT.TS Từ Sỹ Sùa, thời điểm phù hợp để thành lập DN vận tải hàng hóa bằng đường hàng không phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cần phải được đánh giá toàn diện từ các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hàng không cũng như các cơ quan liên quan.

Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống – chuyên gia hàng không cho rằng, việc thành lập DN vận tải hàng hóa bằng đường hàng không cần được nghiên cứu kỹ và thời điểm hiện tại, khi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp thì chưa phải lúc phù hợp cho việc này. Bởi Covid-19 đang ảnh hưởng lớn ngành hàng không. Đặc biệt với vận tải hành khách sụt giảm sản lượng nghiêm trọng. Các hãng bay hoàn toàn có thể đẩy mạnh vận tải hàng hóa để lấp vào khoảng trống mà vận tải hành khách để lại.
Hiện nay, tất cả các hãng hàng không Việt Nam đều được phép vận tải hành khách và hàng hóa. Do đó, khi máy bay không chở khách hoàn toàn có thể sử dụng để chở hàng hóa. Đây là thời điểm cần tập trung toàn lực để phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Các dự án thành lập DN vận tải hàng hóa bằng đường hàng không cũng nên để khi dịch bệnh được khống chế hoàn toàn, thị trường hàng không khôi phục và ổn định trở lại rồi mang ra bàn cũng chưa muộn.

Chuyên gia hàng không, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đồng Nai: xe né trạm thu phí T2 trên Quốc lộ 14 gây mất an toàn giao thông

Đồng Nai: xe né trạm thu phí T2 trên Quốc lộ 14 gây mất an toàn giao thông

14 Jul, 11:31 AM

Kinhtedothi - Thực trạng xe cơ giới đua nhau né trạm thu phí T2 thuộc Quốc lộ 14, xã Đồng Tâm, tỉnh Đồng Nai đã diễn ra nhiều năm nay. Mỗi ngày ước tính hàng trăm lượt xe né trạm ở mỗi chiều, gây thất thu lớn cho doanh nghiệp BOT, đặc biệt là nguy cơ tạo điểm nóng mất an toàn giao thông…

Mục tiêu lớn với nhiều khó khăn, thách thức

Mục tiêu lớn với nhiều khó khăn, thách thức

14 Jul, 05:02 AM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2025 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó có yêu cầu Hà Nội thực hiện một lộ trình cụ thể nhằm hạn chế xe máy xăng theo từng giai đoạn. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là lộ trình rất khó khăn đối với Nhân dân và chính quyền TP.

Nghệ An: trục vớt ô tô lao xuống sông sau va chạm với hai xe máy

Nghệ An: trục vớt ô tô lao xuống sông sau va chạm với hai xe máy

13 Jul, 07:31 PM

Kinhtedothi - Khoảng 16 giờ ngày 13/7, trên quốc lộ 46A đoạn qua địa phận xã Vạn An (Nghệ An) xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe ô tô 4 chỗ và hai xe máy. Hậu quả, chiếc ô tô đâm vào lan can cầu và lao xuống kênh nước, hai xe máy hư hỏng nặng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ