Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lấp khoảng trống vốn cho hộ mới thoát nghèo

Kinhtedothi - Theo quyết định về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, từ ngày 5/9/2015, các hộ mới thoát nghèo sẽ chính thức được vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống.
Quyết định cho vay hộ mới thoát nghèo sẽ hạn chế tái nghèo và giảm nghèo bền vững. 	Ảnh: Hà Lâm
Quyết định cho vay hộ mới thoát nghèo sẽ hạn chế tái nghèo và giảm nghèo bền vững. Ảnh: Hà Lâm
Quyết định được coi là sẽ “bịt” lỗ hổng tái nghèo, giúp các gia đình mới thoát nghèo vươn lên giảm nghèo bền vững.

“Bịt” lỗ hổng tái nghèo

Thời gian qua, bên cạnh các hộ nghèo, cận nghèo, giải quyết việc làm…, các hộ gia đình mới thoát nghèo cũng có nhu cầu rất lớn về vốn. Điều đáng nói, khoảng cách thu nhập giữa nhóm hộ này với hộ nghèo, hộ cận nghèo là không đáng kể. Cái khó nhất của đối tượng mới thoát nghèo là không đủ điều kiện để vay vốn tại các ngân hàng thương mại, cũng không phải là hộ nghèo hay cận nghèo nữa nên không thuộc là đối tượng được vay vốn của NHCSXH.

Kết quả từ khảo sát được NHCSXH TP Hà Nội và các thành viên Ban đại diện cho thấy, trên địa bàn Hà Nội, các đối tượng mới thoát nghèo hiện vẫn rất “khát vốn". “Chúng tôi kiểm tra ở quận Bắc Từ Liêm, rất nhiều gia đình vừa mới thoát nghèo có nhu cầu được vay thêm vốn ưu đãi nhưng lại không thuộc đối tượng được NHCSXH cho vay. Trong khi đó, họ không đủ khả năng vay vốn ngân hàng thương mại vì thiếu tài sản thế chấp, khả năng trả nợ và lãi suất cao. Nếu không được "tiếp sức", nguy cơ tái nghèo của các hộ gia đình này sẽ rất cao" - Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội Nguyễn Tiến Học, thành viên Ban đại diện NHCSXH Hà Nội chia sẻ.

Tính chung trên cả nước, theo rà soát của NHCSXH Việt Nam, trong số 700.000 hộ thoát nghèo có khoảng trên 500.000 hộ đang còn dư nợ vay vốn theo chương trình cho vay hộ nghèo do chưa hết chu kỳ trả nợ hoặc đã chuyển sang vay chương trình cho vay hộ cận nghèo. Còn khoảng 200.000 hộ mới thoát nghèo chưa được vay vốn hoặc đã trả hết nợ nhưng hiện chưa được vay vốn và có nguy cơ tái nghèo cao.

Tiếp sức hộ mới thoát nghèo

Hộ mới thoát nghèo theo quy định tại quyết định này là hộ gia đình đã từng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, qua điều tra, rà soát hàng năm có thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn cận nghèo theo quy định của pháp luật hiện hành, được UBND cấp xã xác nhận và thời gian kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tối đa là 3 năm.

Mức cho vay do NHCSXH và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận nhưng không vượt quá mức cho vay cùng loại phục vụ sản xuất, kinh doanh đối với hộ nghèo được quy định trong từng thời kỳ. Lãi suất cho vay áp dụng đối với hộ mới thoát nghèo bằng 125% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. Thời hạn cho vay do NHCSXH và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận trên cơ sở chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không quá 5 năm. Gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn đối với các khoản nợ của hộ mới thoát nghèo được thực hiện như đối với hộ nghèo theo quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Sau 12 năm hoạt động, tổng nguồn vốn của NHCSXH Việt Nam đến nay đạt hơn 141.000 tỷ đồng; tổng dư nợ đạt trên 136.000 tỷ đồng. Hiện đã có trên 25 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn  NHCSXH, trong đó hơn 3,6 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo. Vốn chính sách đã thu hút, tạo việc làm mới cho khoảng 11,8 triệu lao động; giúp hơn 3,3 triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng được 6,6 triệu công trình nước sạch và VSMT…
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bức tranh nông thôn mới ở miền biên viễn Điện Biên

Bức tranh nông thôn mới ở miền biên viễn Điện Biên

14 Jul, 01:40 PM

Kinhtedothi – Từ vùng đất nông nghiệp truyền thống, nhiều bản làng ở Điện Biên đã “thay da đổi thịt” nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Không chỉ là những con đường bê tông, nhà văn hóa khang trang, mà còn là sự đổi thay trong tư duy phát triển, ứng dụng công nghệ và phát huy nội lực cộng đồng.

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

07 Jul, 10:41 AM

Kinhtedothi-Từ đầu tháng 7, Quảng Ngãi đồng loạt ra quân thực hiện cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Dữ liệu thu thập lần này sẽ là cơ sở quan trọng cho hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn phù hợp với giai đoạn mới, đặc biệt sau khi địa phương mở rộng địa giới hành chính.

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ