Lấy du lịch làm “động lực” phục hồi và phát triển kinh tế quận Hoàn Kiếm - Ảnh 1
Lấy du lịch làm “động lực” phục hồi và phát triển kinh tế quận Hoàn Kiếm - Ảnh 2
Lấy du lịch làm “động lực” phục hồi và phát triển kinh tế quận Hoàn Kiếm - Ảnh 3

Quận có dân số 160 ngàn người, diện tích 5,29 km2, là quận có diện tích nhỏ nhất so với các quận, huyện, thị xã trong cả nước nhưng Hoàn Kiếm lại là quận đầu tiên của Thủ đô triển khai phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Điều gì đã thúc đẩy quận chủ động lập phương án phục hồi kinh tế, thưa ông?

Ông Phạm Tuấn Long: Đã đến lúc chính quyền các cấp phải tính đến phương án vừa chống dịch vừa bảo đảm cho người dân có thể kiếm kế sinh nhai, các doanh nghiệp bắt tay vào sản xuất kinh doanh sau 1 thời gian dài “đóng băng”. Tại Hà Nội, chỉ số sản sản xuất công nghiệp tháng 10 đã tăng 10% so với tháng trước và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước; thu ngân sách trong 10 tháng là 217 nghìn tỷ đồng, đạt 92% dự toán trung ương giao và tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2020. Nhưng GDP của Thủ đô trong Quý 3 âm hơn 7%, là quận đầu tàu kinh tế của Hà Nội, chúng tôi thấy rõ trách nhiệm phải nhanh chóng khởi động phục hồi và phát triển kinh tế địa phương.

10 tháng qua, lũy kế doanh thu ngành thương mại, dịch vụ mũi nhọn kinh tế của quận giảm 2,71% so với cùng kỳ (trong đó: doanh thu ngành thương mại tăng 0,12%; lưu trú, ăn uống giảm 24,06%; du lịch giảm 52,25% và doanh thu ngành dịch vụ khác giảm 8,2%).

Lấy du lịch làm “động lực” phục hồi và phát triển kinh tế quận Hoàn Kiếm - Ảnh 4

Tôi thấy 26 giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế quận Hoàn Kiếm có đến 6 giải pháp liên quan đến du lịch, điều này cho thấy chính quyền địa phương đang rất quan tâm đến lĩnh vực này. Vậy sản phẩm du lịch đặc trưng của Hoàn Kiếm là gì? Lần này quận có đưa ra được sản phẩm gì mới không, thưa ông?

Ông Phạm Tuấn Long: Chính xác, du lịch đã và đang là mũi nhọn phát triển kinh tế của quận Hoàn Kiếm trong những năm trở lại đây. Du lịch phục hồi và phát triển sẽ kéo theo các ngành dịch vụ hỗ trợ, 675 khách sạn trên địa bàn, mở rộng kinh doanh mặt hàng lưu niệm và cung cấp hàng hóa tiêu dùng thiết ứng. Trong thời gian tới, quận sẽ lựa chọn ngay một số điểm du lịch phù hợp trên địa bàn quận để thực hiện thí điểm du lịch an toàn với Covid-19, từ đó dần mở rộng ra các địa điểm khác tuân thủ thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Theo đó, tại khu vực nội đô quận chủ trương mở rộng không gian các phố đi bộ, khu ẩm thực Tống Duy Tân (ngõ Cấm Chỉ), chỉnh trang vườn hoa Diên hồng (vườn hoa Con cóc), vườn hoa Lý Thái Tổ, quảng trường Ngân hàng Nhà nước (quảng trường Nhà hát Lớn). Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ 50 Đào Duy từ, Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - số 2 phố Lê Thái Tổ; triển khai xây dựng trung tâm giao lưu văn hóa khu phố cũ tại số 49 Trần Hưng Đạo thành hệ thống các điểm quảng bá, kết nối, giao lưu văn hóa gắn liền để phát triển du lịch.

Lấy du lịch làm “động lực” phục hồi và phát triển kinh tế quận Hoàn Kiếm - Ảnh 5

Quận chủ động phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành TP, các tổ chức ngoại giao trong nước và quốc tế, các cơ quan truyền thông, các hãng lữ hành trong việc xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng của quận Hoàn Kiếm; mở rộng liên thông, kết nối giữa các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú, nhà hàng, trung tâm mua sắm... để xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình kết nối tour du lịch, tuyến du lịch liên điểm, liên vùng; giới thiệu, quảng bá du lịch Hoàn Kiếm đến các thị trường trong nước và quốc tế.

Hiện nay, quận Hoàn Kiếm đang lập kế hoạch chỉnh trang phố Tràng Tiền trình Thành phố để gắn phố đi bộ khu vực hồ Hoàn kiếm gắn liền các trung tâm mua sắm hàng hóa chất lượng cao, gắn với việc phát huy các thiết chế văn hóa hiện có. Đây được xem là một trong những hoạt động chiều sâu phát triển du lịch của quận trong thời gian tới.

Rất hay thưa ông, rõ ràng khi xây dựng kế hoạch phục hồi kinh tế, quận đã và đang có những định hướng phát triển chi tiết cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Chỉ tính riêng lĩnh vực phát triển du lịch mà đầu công việc đã rất nhiều, liệu quận có triển khai quá rộng, quá nhiều vấn đề không, thưa ông?

Ông Phạm Tuấn Long: Đây là kế hoạch dự kiến thực hiện trong 2 năm, được giao cho nhiều đơn vị thực hiện với các lộ trình triển khai khác nhau, bám sát vào tình hình chống dịch của Thủ Đô. Chúng tôi muốn xây dựng một bức tranh tổng thể để các đơn vị tham gia hiểu được nhiệm vụ của mình và chủ động kết nối.

Lấy du lịch làm “động lực” phục hồi và phát triển kinh tế quận Hoàn Kiếm - Ảnh 6
Lấy du lịch làm “động lực” phục hồi và phát triển kinh tế quận Hoàn Kiếm - Ảnh 7

Muốn phát triển kinh tế thì phải tính đến việc đầu tư. Theo tôi được biết, hiện có khá nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đến việc tham gia đầu tư phát triển kinh tế cùng quận Hoàn Kiếm. Các doanh nghiệp muốn biết Hoàn Kiếm đang kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào những lĩnh vực nào?

Ông Phạm Tuấn Long: Nếu chỉ dựa vào nguồn vốn ngân sách chắc chắn chúng tôi sẽ gặp khó khăn. Không chỉ trong lĩnh vực du lịch mà trong dự án phát triển các tuyến phố Hoàn Kiếm mà trong tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế khác, chúng tôi cần chủ động kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào quận.

Trở lại vấn đề phát triển du lịch, quận sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với Thành phố và các cơ quan liên quan triển khai Không gian văn hóa, dịch vụ, thương mại, du lịch Phùng Hưng - Gầm Cầu. Triển khai các dự án kết nối khu vực trung tâm với khu vực ngoài đê và nghiên cứu kiện toàn hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hai phường Chương Dương, Phúc Tân để tập trung khai thác, phát triển du lịch khu vực ngoài đê.

Lấy du lịch làm “động lực” phục hồi và phát triển kinh tế quận Hoàn Kiếm - Ảnh 8

Khuyến khích, thu hút nhà đầu tư chiến lược thực hiện Dự án xây dựng trung tâm văn hóa, du lịch, dịch vụ tại khu vực bãi giữa, bãi ven và trên sông Hồng kết hợp khai thác giá trị di sản cầu Long Biên, khu vực nam cầu Long Biên kết nối khu phố cổ và khu vực Đồng Xuân - Bắc Qua hình thành không gian văn hóa, thể thao, thương mại, giải trí quy mô, đồng bộ.

Thu hút các nhà đầu tư tham gia cải tạo xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn quận theo hướng hình thành các trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng, hạ tầng du lịch khách sạn bằng nguồn vốn xã hội hóa; phát triển các dự án xây dựng cơ sở lưu trú, khách sạn cao cấp, có thương hiệu, phát triển các loại hình du lịch cộng đồng (home-stay).

Một ý tưởng khá táo bạo, khi Hoàn Kiếm sẽ tập trung khai thác, phát triển du lịch khu vực ngoài đê, dự án này có mức đầu tư dự kiến bao nhiêu thưa ông?

Ông Phạm Tuấn Long: Trước mắt, dự án đầu hạ tầng kỹ thuật tuyến đường ra ngoài đê sẽ tốn hơn 100 tỷ đồng, quận đang kêu gọi xã hội hóa giai đoạn 1. Chắc chắn giai đoạn 2 sẽ có mức đầu tư rất lớn và cần thêm rất nhiều nguồn lực xã hội tham gia. Tôi kỳ vọng khi thông được tuyến đường này ra ngoài bờ đê sông Hồng thì không gian du lịch của Hoàn Kiếm sẽ được mở rộng rất nhiều. Đây là một dự án lớn khi thành công sẽ tạo động lực phát triển kinh tế du lịch cho quận Hoàn Kiếm trong tương lai, phù hợp với xu hướng phát triển đô thị của Thủ đô trong tương lại.

Xin cám ơn ông đã tham gia buổi Đối thoại này!

Lấy du lịch làm “động lực” phục hồi và phát triển kinh tế quận Hoàn Kiếm - Ảnh 9
Lấy du lịch làm “động lực” phục hồi và phát triển kinh tế quận Hoàn Kiếm - Ảnh 10

07:33 04/12/2021