Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 không nhất thiết mặc bộ bảo hộ liền thân

Kinhtedothi - Căn cứ nguồn lực tại chỗ, cơ sở xét nghiệm cung cấp, hướng dẫn cho nhân viên lấy mẫu bệnh phẩm giám sát Covid-19 có thể sử dụng bộ quần áo rời phù hợp kích cỡ.
Ngày 24/6, Bộ Y tế có công văn khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh/TP trực thuộc Trung ương về việc sử dụng PPE khi lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.
Bộ Y tế đã ban hành các hướng dần về xét nghiệm và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Việc sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân khi lấy mẫu cho các đối tượng theo quy định trong Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống Covid-19 là một trong các biện pháp quan trọng trong phòng ngừa lây nhiễm cho nhân viên y tế và đảm bảo chất lượng xét nghiệm.
 Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 không nhất thiết mặc bộ bảo hộ liền thân. Ảnh minh họa.
Theo ý kiến của Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam dựa trên đánh giá rủi ro và phương thức lây truyền virus SARS-CoV-2, việc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân tại Việt Nam hiện nay chưa hoàn toàn hợp lý, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nắng nóng và nhu cầu xét nghiệm tăng cao đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên lấy mẫu.
Để đảm bảo sức khỏe cho nhân viên y tế, đảm bảo chất lượng mẫu bệnh phẩm, an toàn phòng, chống dịch, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nắng nóng, Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời việc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi lấy mẫu bệnh phẩm như sau:
Căn cứ nguồn lực tại chỗ, cơ sở xét nghiệm cung cấp, hướng dẫn cho nhân viên lấy mẫu bệnh phẩm giám sát Covid-19 có thể sử dụng bộ quần áo rời phù hợp kích cỡ gồm áo choàng y tế dài tay bao phủ toàn thân từ cổ đến đầu gối, có dây buộc cố định sau gáy và quanh eo, mũ trùm đầu, bao giầy rời. Không nhất thiết mặc bộ bảo hộ liền thân.
Người thực hiện lấy mẫu cần thực hiện đúng quy trình sử dụng khẩu trang để đảm bảo độ ôm khít với khuôn mặt. Không sử dụng 2 lớp khẩu trang bao gồm khẩu trang y tế bên trong khẩu trang có hiệu lực lọc cao (như khẩu trang N95 hoặc tương đương).
Trong quá trình lấy mẫu có thể sử dụng 1 đôi găng tay y tế (không có bột talc) và khử khuẩn găng tay bằng dung dịch sát khuẩn nhanh sau mỗi lần lấy mẫu. Thay găng sau khi khử khuẩn tối đa 6 lần hoặc khi găng bị hỏng để thay thế cho việc đeo 2 đôi găng tay và thay găng sau mỗi lần lấy mẫu.
Cán bộ lấy mẫu bệnh phẩm, nhân viên y tế có tham gia hoạt động lấy mẫu tuyệt đối tuân thủ quy trình mặc và cởi phương tiện phòng hộ cá  nhân. Trong quá trình lấy mẫu không thực hiện các hoạt động khác (như ăn, uống…).
Đây là các yêu cầu tối thiểu khi lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2, căn cứ kết quả đánh giá nguy cơ dịch bệnh Covid-19, nguồn lực hiện có tại địa phương, Sở Y tế hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị xét nghiệm trên địa bàn sử dụng trang thiết bị phòng, chống dịch phù hợp.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn:  Người dân tuyệt đối không ăn tiết canh sống

Phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn:  Người dân tuyệt đối không ăn tiết canh sống

07 Jul, 08:33 AM

Kinhtedothi - Bệnh liên cầu khuẩn lợn hiện chưa có vaccine phòng ngừa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề. Chuyên gia y tế khuyến cáo, chăm sóc sức khỏe, phòng tránh nhiễm trùng và điều trị kịp thời để ngăn chặn sự lan truyền của liên cầu khuẩn và giảm thiểu nguy cơ bệnh lý.

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

05 Jul, 04:21 PM

Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

05 Jul, 12:06 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm “từ sớm, từ xa”, tập trung phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu đầu vào, kiểm soát điều kiện sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối thực phẩm đến tay người tiêu dùng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ