Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lễ hội méo mó vì bán ấn, cướp lộc

Kinhtedothi - Những năm gần đây, lễ hội tâm linh ngày càng phát triển, lượng người tham gia vào các lễ hội này ngày càng đông kèm theo đó là hình ảnh méo mó vì bán ấn, cướp lộc. Khi tục xưa bị lợi dụng trục lợi thì cũng đến lúc cần bàn đến chuyện giữ hay bỏ sẽ tốt hơn cho lễ hội.
Bỏ khai ấn, phát lộc là tốt
Lễ khai ấn đền Trần (Nam Định) phải gọi đúng tên là bán ấn cửa đền. Bởi ngày xưa ở đền Trần không có chuyện bán 100.000/lá ấn như bây giờ. Thời xưa, ở Miếu Lộc Vượng đóng 9 cái phát cho 9 đền miếu quanh để thầy cúng hoặc thủ từ nhớ đến trách nhiệm. Hơn nữa, người Việt đang nhầm lẫn trong chuyện khai ấn, phát lộc. Việc phát ấn theo truyền thống chỉ dành cho tầng lớp vua chúa, quan lại, và cũng chỉ những người thuộc tầng lớp này mới đủ tài trí để thực hiện. Cho nên, hiện nay, những người phát ấn ở đền Trần (Nam Định) đều không đáp ứng đủ tiêu chí như quy định xa xưa. Cha ông ta đã nói, khai ấn là chuyện nhà quan, khai canh là chuyện của người nông dân, khai bút là của trí thức, khai trương nhà hàng là chuyện của thương gia. Nếu không thuộc đúng thành phần mà vẫn cố tình “xin”, “khai” một cách tràn lan là vô nghĩa.
 Lễ hội đền Gióng, Sóc Sơn đã yên bình hơn khi Ban tổ chức thay tục cướp lộc bằng phát lộc. Ảnh: Quỳnh Trang.
Ngày nay, khai ấn không chỉ sai đối tượng mà còn được khai tràn lan, bán công khai, thậm chí tạo ra hiện tượng xô đẩy dẫm đạp vì ấn. Điều này vô tình tạo nên cái nhìn méo mó, lệch lạc về văn hóa khai, phát ấn. Bởi ấn hay lộc mà phải đi cướp thì không mang lại bổng lộc như nhiều người nghĩ. Theo tôi, chúng ta cần hạn chế tối đa việc phát ấn, phát lộc; thậm chí nếu bãi bỏ được thì càng tốt, vì đây là điểm gây nên xung đột, cướp giật, tranh giành trong lễ hội. Với những lễ hội mới có hoặc mới khôi phục, cần giảm thiểu phát lộc vì thực chất đây là sự mê tín.
Tại Lễ hội Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội) ngày xưa có tục cướp lộc. Nhưng ngày xưa người dự hội không đông, chỉ trong phạm vi làng nước quen thân. Mọi người vào chốn thiêng liêng gọi là “cướp” nhưng không giành giật khốc liệt. Bây giờ đến hội không ai biết ai, người người chen chúc, tranh giành nhau từng chút lộc. Ngày xưa mọi người đi trẩy hội, bây giờ là hỗn hội. Rõ ràng qua thời gian, các tục xưa cũ của Lễ hội Gióng đã bộc lộ bất cập. Năm nay Ban tổ chức rút kinh nghiệm thay đổi cách thức tổ chức, bỏ cướp lộc nên lễ hội bình yên hơn.
Người khôn, nên chọn hội mà đi
Với tư cách là người đi hội thì mọi người phải biết chọn hội tốt mà đi. Cũng như người tiêu dùng phải là người tiêu dùng thông minh. Chỗ nào hỗn hội chớ chen chân vào. Mùa hội là con người đến với con người trong sự giao hòa tâm cảm nên hội làng tuy nhỏ mà có bạn hiền ở đó thì thật đáng đến. Mấy năm nay tôi tìm đến các hội miền Trung, miền Nam để sống trong sự thanh thản, vui vẻ và tin yêu.
Cả nước có hơn 8.000 lễ hội, nhưng nếu so sánh với hơn 32.000 làng, thôn, bản của 54 tộc người, thì số lượng lễ hội đó không đáng là bao. Cần nghiên cứu những làng “trắng” lễ hội để hiểu Nhân dân hơn. Theo quan sát của tôi thì đó là những nơi rất mỏng về văn hóa, không có lễ hội cổ truyền, lễ hội mới bị phai nhạt, đầu làng cuối ngõ quanh năm làm ăn, cạnh tranh lẫn nhau. Đó là khoảng trống của văn hóa.
Lễ hội đang xấu xí nguyên nhân không phải từ số lượng lễ hội lớn mà ở cuộc khôi phục rầm rộ, sai ý nghĩa giá trị di sản. Từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, nhiều lễ hội được khôi phục kèm theo là phong trào nâng cấp lễ hội ồ ạt lên quy mô lớn hơn. Giống cũng như chuyện thị tứ lên thị trấn, thị trấn lên thị xã, thị xã lên TP. Trong sự nâng cấp đó, yếu tố mê tín bùng lên, lấn át giá trị truyền thống lịch sử văn hóa, cấu kết cộng đồng, trình diễn và hưởng thụ nghệ thuật, phát huy gìn giữ bản sắc văn hóa, giải trí và thư giãn tinh thần. Lễ hội bị “thổi phồng” cũng có nghĩa là không định lượng hết được những tiêu cực và phản cảm nảy sinh quá nhanh, quá mạnh. Con người tăng đột biến, nhưng không gian và thời gian lễ hội vẫn không thay đổi. Kể cả những lễ hội lớn, dù đã có sự chuẩn bị vẫn không lường hết được các tình huống xảy ra. Vấn đề an ninh, tính chất văn hóa của lễ hội vẫn không được đảm bảo. Ở các lễ hội lớn như Hội chùa Hương, Hội Gióng, Đền Trần, Yên Tử, Côn Sơn - Kiếp Bạc, tính thương mại hóa càng được thể hiện rõ nét. Đó là một thực tế buồn của lễ hội. Thực tế này đang hy vọng được cải thiện không phải từ ý thức của người đi hội mà từ cách thức chủ động tổ chức của nhà quản lý.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

12 Jul, 10:01 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, Đảng bộ Công an phường Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội đầu tiên kể từ khi Đảng bộ được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 Chi bộ Công an các phường: Hải Châu 1, Phước Ninh, Thạch Thang, Thuận Phước và Thanh Bình, theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

12 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, nhân dịp Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên và tặng quà người có công với cách mạng.

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

12 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi - Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn là thanh kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

12 Jul, 09:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình chính thức hợp nhất, mở ra một chương phát triển mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Với tên gọi chung là tỉnh Hưng Yên, địa phương này đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, hướng tới một không gian phát triển bền vững, hiện đại và thông minh.

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ