Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

"Lẽ ra Nhà nước phải được hưởng lợi khi giá đất tăng"

KTĐT - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển cho rằng, giá đất tăng lên chủ yếu do Nhà nước chuyển đổi mục đích sử dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng. Do đó, lẽ ra Nhà nước phải được hưởng lợi.

KTĐT - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển cho rằng, giá đất tăng lên chủ yếu do Nhà nước chuyển đổi mục đích sử dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng. Do đó, lẽ ra Nhà nước phải được hưởng lợi.

Lãnh đạo Bộ Tài nguyên Môi trường nhận định bên lề buổi tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2003 ngày 15/3.

- Cơ quan quản lý cho rằng, tiền thu từ đất thấp. Còn doanh nghiệp kêu bị thua lỗ do tiền đền bù giải phóng mặt bằng quá cao. Vậy Bộ Tài nguyên Môi trường đánh giá thế nào về những ý kiến trái chiều này?

- Tôi cho rằng phải tổng kết đánh giá lại, xem doanh nghiệp hay cơ quan quản lý đúng. Nhưng nhìn chung đền bù giải phóng mặt bằng vẫn phải là áp giá thị trường. Bộ Tài nguyên và môi trường chỉ làm khung, còn giá cụ thể là do Bộ Tài chính. Phải xác định xem giá thị trường là thế nào. 1 tỷ đồng một m2 ở thị trường Hà Nội thì thực sự có đúng hay không? Phải xem xét phương pháp định giá hiện nay để điều chỉnh lại. Giá thị trường là phải thông qua giao dịch nhưng giao dịch của mình lại là giao dịch ngầm, chưa công khai minh bạch. Tôi cho rằng, nói khung giá đất bằng 30%-60% giá thị trường là chưa có cơ sở. Đất đai là vấn đề phức tạp, phải có thời gian chứ không thể giải quyết trong một lúc.

- Giá đất chưa sát thị trường, vậy làm sao để đảm bảo quyền lợi của người dân thưa ông?

- Nhà nước vẫn có hỗ trợ cho người dân. Nơi nào giá đất thấp thì nâng tỷ lệ hỗ trợ cao lên. Nơi nào sát giá thị trường thì tỷ lệ thấp xuống. Nếu người dân cứ đòi cả phần bồi thường và hỗ trợ cao thì rất khó. Giá trị đất tăng lên chủ yếu do Nhà nước. Nhà nước thông qua việc chuyển đổi mục đích sử dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng thì giá lên. Đáng lẽ phần đó Nhà nước phải được hưởng.

- Khâu đền bù giải phóng mặt bằng chứa nhiều bất cập khiến tình hình khiếu kiện đất đai và dự án treo ngày càng nhiều. Xin cho biết ý kiến của Thứ trưởng về vấn đề này?

- Khiếu kiện đất đai chủ yếu là do quy hoạch của các dự án kéo dài từ nhiều năm. Tôi cho rằng, chính sách về đất đai đối với người dân càng ngày càng cởi mở, thỏa đáng hơn. Dự án cũ và mới có sự chênh lệch về tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Theo tôi, khiếu kiện chủ yếu rơi vào các dự án đã triển khai rồi, bởi những dự án mới được đền bù theo Nghị định 69 về cơ bản là tốt. Các dự án cũ đòi bồi thường theo giá như dự án mới thì không thể được.

- Hà Nội và TP HCM đều kiến nghị định giá đất 5 năm một lần thay vì công bố hằng năm như hiện nay. Còn quan điểm của Bộ thì sao thưa ông?

Tôi cho rằng có lẽ cũng cần phải định giá đất theo thời gian dài hơn 1 năm. Có thể là 3-5 năm. Bộ sẽ xem xét, cân nhắc.

- Trưởng Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng cho rằng đất ở Hà Nội cũng có đầy đủ thành phần giống như các khu vực khác. Vậy tại sao giá đất thủ đô lại vọt lên cao thế thưa ông?

- Khung giá do Bộ Tài nguyên và Môi trường soạn thảo, còn giá cụ thể là do Bộ Tài chính. Nếu đất ở Hà Nội làm ra 15 tấn thóc thì Hải Phòng cũng thế. Nhưng vấn đề là lợi thế. Đất hiện nay có giá sau khi chuyển đổi mục đích. Mua đất để làm nông nghiệp thì rất ít. Đất nông nghiệp đang có tình trạng bị mua để làm cây xăng, làm nhà hàng. Bởi vậy giá đất mới cao. Cứ bảo đất nông nghiệp là thấp nhưng thực ra không phải. Đất nông nghiệp thì chỉ để làm nông nghiệp. Còn đất nông nghiệp mà làm mục đích khác thì là phi nông nghiệp rồi.

- Nhiều doanh nghiệp thuê đất Nhà nước với giá bèo nhưng sau đó lại cho thuê lại với giá cao chót vót để trục lợi thì Bộ giải quyết tình hình này thế naò?

- Thủ tướng đã có Chỉ thị 134 và Bộ đang kiểm tra xử lý. Trường hợp nào sử dụng không đúng mục đích thì sẽ phải thu hồi. Nếu áp giá chưa đúng thì phải xem lại. Đúng là thực tế có tình trạng Nhà nước cho thuê 1 năm thì bằng người ta cho thuê trong vòng 2 tháng.

- Hà Nội đang xảy ra một nghịch lý là giá đất vẫn cứ cao trong khi nhiều khu biệt thự bỏ hoang. Với tư cách là cơ quan quản lý, Bộ đưa ra lời giải bài toán này thế nào thưa ông?

- Tôi cho rằng, để đất hoang giữa thành phố sẽ gây lãng phí. Các trường hợp này sẽ phải rà soát lại. Đất đó mà là vay tiền ngân hàng rồi lại bỏ hoang thì phải xử lý. Đất của người ta mà người ta bỏ hoang thì cũng phải xem xét.

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chìa khóa mở cửa an cư cho người trẻ

Chìa khóa mở cửa an cư cho người trẻ

04 Jul, 05:58 PM

Kinhtedothi - Việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố mức lãi suất ưu đãi mua nhà ở xã hội (NƠXH) cho người dưới 35 tuổi là tin rất đáng vui mừng của hàng triệu người. Chính sách này áp dụng từ ngày 1/7 đến hết ngày 31/12/2025, cũng được đánh giá sẽ tạo xung lực mới đối với thị trường bất động sản.

Đồng Nai mở rộng đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội

Đồng Nai mở rộng đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội

04 Jul, 12:12 PM

Kinhtedothi - UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 08/2025/QĐ-UBND, quy định cụ thể tiêu chuẩn, đối tượng và điều kiện được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn. Đây được xem là bước tiến quan trọng nhằm hiện thực hóa chủ trương phát triển nhà ở xã hội, trong bối cảnh tỉnh vừa sáp nhập với Bình Phước và đối mặt áp lực lớn về đảm bảo an sinh cho lực lượng lao động.

Cơ cấu giá bất động sản: không thể tiếp tục "thả nổi"

Cơ cấu giá bất động sản: không thể tiếp tục "thả nổi"

02 Jul, 10:45 AM

Kinhtedothi – Giá bất động sản (BĐS) tại Việt Nam đang ngày càng “vượt xa” khỏi khả năng chi trả của đại bộ phận người dân. Thị trường chứng kiến nghịch lý: thanh khoản giảm, tồn kho tăng nhưng giá nhà đất vẫn liên tục leo thang, bất chấp những nỗ lực “hạ nhiệt” từ chính sách tiền tệ và điều hành vĩ mô. Vấn đề không chỉ nằm ở cung – cầu, mà sâu xa hơn là cấu trúc giá bị chi phối bởi quá nhiều yếu tố bất hợp lý – từ pháp lý, tài chính, đến chi phí chìm và cả tâm lý đầu cơ.

CapitaLand cam kết tài trợ học bổng dài hạn 500.000 đô la Singapore

CapitaLand cam kết tài trợ học bổng dài hạn 500.000 đô la Singapore

02 Jul, 09:45 AM

Kinhtedothi - Thông qua Quỹ thiện nguyện CapitaLand Hope Foundation (CHF), Tập đoàn CapitaLand cam kết tài trợ học bổng dài hạn lên đến 500.000 đô la Singapore (khoảng 9,9 tỷ đồng) cho 30 học sinh tốt nghiệp tiểu học thuộc ba điểm trường của chương trình “Trường học CapitaLand Hy vọng” tại Việt Nam. Cam kết này thể hiện nỗ lực hỗ trợ giáo dục lâu dài của CapitaLand, góp phần cải thiện dịch chuyển xã hội thông qua việc đầu tư và phát triển thế hệ trẻ vững vàng, phấn đấu cho tương lai.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ