Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm khu nhà kính sản xuất rau sạch của HTX Tân Tiến, Đà Lạt. Ảnh: Thành Chung |
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu chủ trì, cùng đại diện các sở, ngành tham dự tại đầu cầu Hà Nội.
Nông dân, doanh nghiệp cùng… chơi vơiTính đến hết quý II/2018, cả nước có 39 liên hiệp HTX và 12.696 HTX với khoảng 4,15 triệu thành viên đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong 6 tháng đầu năm 2018, các tỉnh, TP đã thành lập mới 1.143 HTX nông nghiệp. Các HTX nông nghiệp kiểu mới phát triển khá đa dạng. Nhiều HTX hoạt động gắn với sản phẩm chủ lực của vùng miền, thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, cho doanh thu hàng trăm tỷ đồng/năm.
Hai năm qua, số lượng DN nông nghiệp đã tăng hơn 2,2 lần, nhưng con số này không thể “với” tới hết 8,6 triệu hộ sản xuất nông nghiệp. Do đó, cần có sự liên kết trong phát triển nguyên liệu, chế biến, mở rộng thị trường thông qua HTX. Các HTX phải là hạt nhân để liên kết với các DN nhằm tạo nên một chu trình sản xuất khép kín. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường |
Về nguồn lực, Phó Thủ tướng cho rằng, ngoài nguồn vốn ngân sách thì nguồn vốn tín dụng là rất quan trọng. Do đó, đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần sớm ban hành nghị định sửa đổi Nghị định số 55, tập trung vốn hơn nữa cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Đối với nhiệm vụ này, Phó Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT và các địa phương đánh giá lại đất đai và tài sản trên đất của các HTX, tạo điều kiện để các HTX vay vốn ngân hàng... Nhấn mạnh vai trò của liên kết, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ lưu ý: Dù phát triển theo hình thức liên kết nào thì cuối cùng vẫn phải gắn với tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân, khắc phục dần tình trạng “được mùa, mất giá”. Cùng với đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động cho các HTX, cần đẩy mạnh mô hình tổ hợp tác, bởi đây là nhân tố quan trọng đối với mục tiêu phát triển 15.000 HTX đến năm 2020.