Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Liên thủ nhỏ trong liên minh lớn

5 quốc gia vùng Bắc Âu là Iceland, Na uy, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển đều ở trong hàng ngũ thành viên của liên minh quân sự được NATO cam kết đảm bảo an ninh.

Sau khi mọi thủ tục gia nhập NATO hoàn tất đối với Phần Lan và Thụy Điển thì cả 5 quốc gia vùng Bắc Âu là Iceland, Na uy, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển đều ở trong hàng ngũ thành viên của liên minh quân sự lớn này, được NATO cam kết đảm bảo an ninh.

Mới đây, bốn nước Na Uy, Đan Mạch, Phần Lan và Thụy Điển đã thỏa thuận về phòng thủ không phận chung. Iceland không tham gia vì bản thân không có quân đội riêng. Thỏa thuận mới kia hợp nhất không phận của cả 4 nước về phương diện quốc phòng.

Theo đó, không quân và các lực lượng phòng không của 4 nước được đặt dưới sự điều phối, hoạt động chung. Mục đích của sự liên thủ này là đối phó với những thách thức an ninh từ phía không quân và tên lửa của Nga. Khái niệm "Mini-NATO" lại được sử dụng trong chuyện này.

Chính phủ cả 4 quốc gia này đều không dấu giếm mục tiêu cao xa hơn được họ chủ định vươn tới là thống nhất quan điểm, phối hợp hành động về quân sự và quốc phòng trong mọi trường hợp khẩn cấp khác nữa theo phương châm "Đảm bảo an ninh mà chưa cần đến NATO". Đấy là cách có thể giúp những thành viên của liên thủ nhỏ này vừa không phải lụy NATO, vừa chủ động đối phó Nga mà tránh được nguy cơ bị lôi kéo vào mối xung khắc giữa NATO với Nga.

Mini-NATO như thế giúp bốn nước gia tăng vị thế riêng trong khối mà không bị nhìn nhận là gây phân hóa nội bộ bởi trên thực tế NATO sẽ giảm bớt được trách nhiệm và chi phí, lại còn tránh được kịch bản xảy ra xung khắc trực tiếp với Nga nếu các thành viên NATO tự thân vận động như có thể được để tự đảm bảo an ninh cho chính họ.

Liên thủ như thế có lợi cho các thành viên NATO co cụm với nhau và chắc rồi sẽ còn xuất hiện thêm một số Mini-NATO nữa trong khối này. Nhưng sẽ rủi ro lớn đối với NATO nếu hình thành quá nhiều liên thủ nhỏ trong liên minh lớn và khi liên thủ nhỏ được ưu tiên cao hơn cả liên minh lớn.

Rạn nứt trong nội bộ NATO

Rạn nứt trong nội bộ NATO

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bộ não đổi mới sáng tạo

Bộ não đổi mới sáng tạo

08 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Dữ liệu ngày càng được xem là tài sản chiến lược, đóng vai trò quyết định trong quản trị quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội.

“Một chạm” để cách mạng vận tải công cộng

“Một chạm” để cách mạng vận tải công cộng

07 Jul, 04:55 AM

Kinhtedothi - Hà Nội chuẩn bị áp dụng phương án giá vé liên thông cho các loại hình vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) có trợ giá trên toàn địa bàn TP. Đây là bước tiến dài, đưa mạng lưới VTHKCC Thủ đô đến gần hơn với giấc mơ “một chạm”.

Kiến tạo mô hình quản trị hiện đại

Kiến tạo mô hình quản trị hiện đại

04 Jul, 06:52 AM

Kinhtedothi - Chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức đi vào hoạt động thông suốt, với những đổi mới trong cách làm, tư duy và tác phong công vụ.

Tạo đà phát triển

Tạo đà phát triển

02 Jul, 05:04 AM

Kinhtedothi-Cùng với việc thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, Nhà nước đã phân cấp mạnh mẽ về quy hoạch cho chính quyền địa phương được chủ động lập, phê duyệt quy hoạch. Đây là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực cải cách hành chính và thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững.

Khởi đầu vận hội phát triển mới

Khởi đầu vận hội phát triển mới

01 Jul, 05:00 AM

Kinhtedothi - Hôm nay, ngày 1/7/2025, đánh dấu một cột mốc có tính lịch sử của đất nước, khi các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau khi được sắp xếp gọn hơn về số lượng, mạnh hơn về không gian phát triển và nguồn lực, chính thức đi vào vận hành cùng với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ