Hàng nghìn trẻ bị bạo hành mỗi năm
Dư luận chưa hết bàng hoàng trước vụ người giúp việc hành hạ cháu bé chưa đầy 2 tháng tuổi tại Hà Nam, thì tại Kiên Giang, bé 7 tuổi bị chính cha đẻ bạo hành bằng thanh sắt nung đỏ dí vào má, vào tay khiến bé bị cháy da, sém thịt. Mới đây nhất thì 40 trẻ tại cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh ở TP Hồ Chí Minh bị đọa đày, "dạy dỗ" bằng những màn đánh vào đầu, đạp vào lưng, tát vào má, thậm chí dí dao dọa dẫm.Không thể chấp nhận, bàng hoàng, đau xót, phẫn nộ là ý kiến của nhiều người sau khi xem những hình ảnh bạo hành dã man đó. Và đây chỉ là những vụ việc được đưa ra công luận trong vô vàn vụ trẻ bị bạo hành trong cộng đồng chưa bị lên án. Bởi theo khảo sát của Tổng cục Thống kê với sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF), có gần 80% số trẻ em Việt Nam từ 2 - 14 tuổi bị cha mẹ hoặc người chăm sóc hay những người khác trong gia đình trừng phạt bằng bạo lực. Còn số liệu từ Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an) cho thấy, mỗi năm trung bình có từ 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em nghiêm trọng được phát hiện.
Cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh ở TP Hồ Chí Minh - nơi xảy ra vụ việc bạo hành trẻ em gây xôn xao dư luận. Ảnh: Báo Dân Việt |
Nhóm trẻ tư thục và nhóm trẻ gia đình mọc lên quá nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của người dân, nhưng cơ quan quản lý khó kiểm soát. Điều này cho thấy, việc chăm sóc trẻ tuổi mầm non chưa thật chu đáo, cần xem xét lại chiến lược giáo dục và chăm sóc trẻ em. Ngoài ra, một vấn đề bất cập mà ngành giáo dục cần phải nhìn nhận đúng bản chất để cải tiến kịp thời, đó là cách thức đào tạo sinh viên sư phạm mầm non quá nặng về lý thuyết, khả năng thực hành, xử lý tình huống, dạy và chăm sóc trẻ lại kém. TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội Bạo hành sẽ làm tổn thương về thể xác lẫn tinh thần đứa trẻ. Đứa trẻ có thể bị đau nhiều hay ít, nặng hay nhẹ, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Còn về tinh thần, bạo hành khiến trẻ sợ hãi, sợ người lạ, ngủ không ngon giấc… Riêng với trẻ lớn, dễ ảnh hưởng đến tâm sinh lý, có thể khiến trẻ bị trầm cảm, mất khả năng trong cuộc sống, thậm chí muốn tự tử. Phụ huynh nếu thấy trẻ thay đổi tính tình, không thích đi học, chống đối, ngủ hay gặp ác mộng, sống tư ti, khép kín… nên nhẹ nhàng, khéo léo, trò chuyện với con cũng như cô giáo để tìm nguyên nhân. Nếu những rối loạn đó không có dấu hiệu giảm, nên cho trẻ đến gặp chuyên gia tâm lý để có giải pháp can thiệp phù hợp. Bác sĩ Nguyễn Văn Học – chuyên khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi T.Ư Khi chọn trường mầm non để gửi con, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ về ngôi trường đó, nếu chưa có phép, không có biển hiệu, môi trường mất an toàn (vệ sinh kém, cầu thang không có thanh chắn, không có không gian dành cho trẻ hoạt động vui chơi) thì nhất định không gửi trẻ. Chị Nguyễn Hà Mai (Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội)Nhật Nguyên ghi |