Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lộ trình tăng số lượng vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 15/8/2022 của Chính phủ về Lộ trình tăng số lượng vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021 – 2030.
Tiêm vaccine cho học sinh khối lớp 6 tại Hà Đông.

Tại Nghị quyết, Chính phủ đồng ý với Lộ trình tăng số lượng vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021 – 2030 của Bộ Y tế; trong đó, đưa vaccine phòng bệnh do virus Rota từ năm 2022, vaccine phòng bệnh do phế cầu từ năm 2025, vaccine phòng bệnh ung thư cổ tử cung từ năm 2026 và vaccine phòng bệnh cúm mùa từ năm 2030.

Nghị quyết nêu rõ phạm vi và số lượng thụ hưởng theo đề xuất của Bộ Y tế. Trong trường hợp huy động được nguồn viện trợ, hỗ trợ trong nước, hoặc được bổ sung ngân sách nhà nước, Bộ Y tế quyết định việc có thể thực hiện lộ trình này sớm hơn.

Chính phủ đồng ý cho phép các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có khả năng cân đối ngân sách địa phương mua vaccine phòng bệnh ung thư cổ tử cung nếu có thể tiếp cận với mức giá ưu đãi cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao khác ngoài Tiêm chủng mở rộng ngay từ giai đoạn 2022 – 2025 nhằm khuyến khích người dân tham gia tiêm chủng phòng bệnh.

Về nguồn kinh phí thực hiện, Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí mua vaccine theo lộ trình. Ngân sách địa phương bố trí kinh phí tổ chức triển khai tiêm chủng tại địa phương.

Nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác. Nguồn do các tổ chức, cá nhân sử dụng vaccine tự nguyện chi trả.

Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện Lộ trình tăng số lượng vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2022 – 2030 của Bộ Y tế theo quy định.

Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí để mua vaccine theo lộ trình tăng vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể sử dụng ngân sách địa phương để mua các loại vaccine đã được cấp phép bổ sung vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2022 – 2030 và tổ chức triển khai tiêm chủng.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có khả năng cân đối ngân sách địa phương phối hợp với Bộ Y tế hoặc các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện mua vaccine phòng bệnh ung thư cổ tử cung được Bộ Y tế cấp phép lưu hành để tiêm cho các đối tượng nguy cơ cao ngoài Tiêm chủng mở rộng trên địa bàn, bảo đảm đúng quy định.

Thủ tướng kêu gọi cử tri, đồng bào tích cực tham gia tiêm chủng

Thủ tướng kêu gọi cử tri, đồng bào tích cực tham gia tiêm chủng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ động tuyển dụng, đào tạo ngay bác sĩ, nhân viên y tế cho Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2

Chủ động tuyển dụng, đào tạo ngay bác sĩ, nhân viên y tế cho Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2

03 Jun, 11:10 PM

Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 277/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại chuyến công tác, kiểm tra, làm việc về Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai tại tỉnh Hà Nam.

Người dân được hưởng lợi trực tiếp

Người dân được hưởng lợi trực tiếp

28 May, 05:34 AM

Kinhtedothi - Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế (TYT) xã, phường, có đề xuất nhiều quy định mới về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức. Đặc biệt, Bộ Y tế đề xuất TYT xã theo mô hình khoa, phòng tương tự một bệnh viện (BV) thu nhỏ nhằm bảo đảm TYT xã thực hiện tốt vai trò "gác cửa" chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Đây là tâm tư, nguyện vọng, vấn đề được nhiều người dân quan tâm và mong muốn từ lâu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ