Lọc sạch không khí trong nhà hiệu quả nhất

Hải Đường (tổng hợp)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngoài việc dọn dẹp nhà cửa thường xuyên thì làm sạch không khí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cả gia đình.

Ô nhiễm không khí trong nhà là gì?

Không khí trong nhà có thể chứa các chất hóa học, chất kích thích, hóa chất có nguy cơ ung thư, tác nhân vi sinh vật, tác nhân gây dị ứng, bụi mịn trong nhà...với hàm lượng đáng kể thì gọi là tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà.

Thực tế, tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà gặp rất nhiều nếu như không có những biện pháp phòng ngừa. Điều này có thể gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và đặc biệt nó ảnh hưởng nhiều hơn tới trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì chúng hít thở nhanh hơn, cơ thể yếu ớt hơn.

Mẹo tự nhiên làm sạch không khí

Giữ phòng của bạn sạch sẽ và gọn gàng

Lọc sạch không khí trong nhà hiệu quả nhất - Ảnh 1

Dọn dẹp căn phòng nơi bạn ở để cải thiện chất lượng không khí mà bạn hít thở. Nguồn ảnh: Internet

Sau một thời gian, hầu hết những thứ chúng ta có trong phòng đều bị phủ bụi. Đây là lý do tại sao để làm sạch không khí trong nhà, bạn chỉ cần dọn dẹp căn phòng nơi bạn ở để cải thiện chất lượng không khí mà bạn hít thở. Luôn đảm bảo rằng bạn có một tấm thảm để lau chân để tránh bụi bẩn xâm nhập vào nhà bạn.

Ngoài ra, hãy thử lau hoặc hút bụi nhà của bạn ít nhất một lần một tuần. Vết bẩn của thú cưng và mùi hôi cần phải được loại bỏ thường xuyên để có được không khí trong lành.

Những chất độc hại này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đặc biệt là những người mắc bệnh hen suyễn.

Lau dọn nhà thường xuyên, tránh nấm mốc

Nấm mốc là tác nhân gây ra rất nhiều mầm mống bệnh tật, dị ứng hô hấp. Đặc biệt những nơi như phòng tắm, tủ bếp, tầng hầm và nhà kho là nơi tích tụ vi khuẩn và nấm mốc nhiều nhất. 

Không nên để độ ẩm trong nhà quá cao, vì đây là điều kiện lý tưởng để các loài nấm, vi khuẩn phát triển. Hãy sử dụng các loại máy hút ẩm và giữ cho nhà cửa có độ ẩm dưới 60% để tránh nấm mốc. 

Không nên để đọng nước trong khu vực nhà tắm hoặc bồn rửa chén, nên dùng khăn lau khô khi sử dụng xong và thường xuyên mở cửa phòng tắm để được thông thoáng.

Làm sạch không khí trong nhà bằng cách mở cửa sổ

Mặc dù đây có lẽ là cách làm sạch không khí trong phòng ngủ đơn giản nhất, nhưng vẫn rất quan trọng khi làm sạch không khí trong nhà của bạn. Thực hành thói quen này là một khởi đầu tuyệt vời vì nó giúp giảm nồng độ carbon dioxide cũng như các hóa chất độc hại khác.

Dù bạn có tin hay không, chất lượng không khí trong nhà kém hơn rất nhiều lần so với ngoài trời. Điều này có thể nghiêm trọng hơn khi bạn thêm một lớp sơn mới hoặc sắm thêm một món đồ nội thất gỗ mới. Do đó, bạn cần phải mở các cửa sổ trong ít nhất 10 đến 20 phút và làm điều đó mỗi ngày.

Trồng cây làm sạch không khí trong nhà

Một cách khác để làm sạch không khí trong nhà là bạn có thể trồng một số loại cây giúp cải thiện chất lượng không khí. Có thể đặt chúng ở phòng khách, ban công hoặc bàn làm việc tùy vào sở thích mỗi người.

Gợi ý một số loài cây có tác dụng lọc không khí trong nhà: Hoa cúc, Cọ kiểng, dây thường xuân,…Những cây này không chỉ giúp lọc không khí mà còn có thể hóa giải độc tố trong không khí và tạo thêm sinh khí trong nhà.

Tránh sử dụng các chất gây ô nhiễm trong nhà

Hạn chế sử dụng và loại bỏ các chất gây ô nhiễm độc hại trong nhà như chất tẩy rửa hóa học, khói thuốc lá, nitơ dioxide, carbon monoxide đến từ các thiết bị đốt nhiên liệu như bếp gas, bếp củi, lò sưởi.

Làm sạch không khí với nến sáp ong

Nến sáp ong có đặc tính là có thể khử các loại chất độc hại có trong không khí và các hạt bụi mà mắt thường không thể nhìn thấy như bụi mịn.

Một công dụng khác từ nến sáp ong là mùi hương có thể làm giảm hen suyễn, dị ứng và giúp tinh thần thoải mái, thư giãn. Đặc biệt mùi hương của nến không gây độc hại mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Sử dụng máy lọc không khí làm sạch không khí trong phòng

Máy lọc không khí chắc hẳn sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho căn nhà của bạn. Với khả năng lọc bụi bẩn nhờ các thiết bị, lớp lọc bụi tiêu chuẩn, loại bỏ tác nhân gây dị ứng, mùi hôi, khí độc hại và nấm mốc từ công nghệ tạo ion. Ngoài ra, một số sản phẩm còn có tính năng bắt muỗi, tạo độ ẩm cho không gian sống.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần