Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lựa chọn một số nội dung, địa bàn thực hiện không dùng tiền mặt

Kinhtedothi - Chúng ta lựa chọn một số nội dung, chính sách, phạm vi địa bàn để thực hiện chi trả ASXH không dùng tiền mặt.

Trao đổi với báo chí về việc chi trả ASXH không dùng tiền mặt, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Văn Hồi cho biết: Thực hiện Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ, thứ nhất, Bộ LĐTB&XH đang phối hợp với các bộ, ngành và các đơn vị liên quan để thay đổi cách thức và phương thức chi trả đối với các lĩnh vực ASXH.

Đây là mảng việc rất lớn, ngoài đối tượng người có công, người được hưởng lương hưu còn có 3,5 triệu người đang hưởng trợ cấp xã hội. Thứ hai, địa bàn rất rộng, có miền núi, nông thôn, đô thị. Và, hiện nay có nhiều chính sách như trợ cấp bằng tiền mặt, lương hưu, tử tuất và các chế độ khác.

Do đó, chúng ta lựa chọn một số nội dung, chính sách, phạm vi địa bàn để thực hiện chi trả ASXH không dùng tiền mặt. Ví dụ, bây giờ ở miền múi, vùng sâu, vùng xa thì vẫn trả theo hình thức trực tiếp bằng tiền mặt. Nhưng với TP, đô thị thì chúng ta tăng cường các giải pháp để đốc thúc những đơn vị có liên quan, đặc biệt là những nơi cung cấp dịch vụ tiến tới không dùng tiền mặt để trả mà qua tài khoản.

Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Văn Hồi cũng cho biết, khó khăn lớn nhất hiện nay đó là tính đồng bộ. Vì chúng ta có được ID và làm ID xác thực điện tử rồi, nhưng người dân vùng nông thôn nếu nhận được tiền chuyển vào tài khoản thì đi đâu để sử dụng tài khoản đó mua hàng. Và, nếu là người già, người khuyết tật, tâm thần thì sử dụng thẻ tài khoản ra sao…

Cho nên điều quan trọng là đồng bộ thanh toán không dùng tiền mặt từ hệ thống siêu thị, hệ thống mua sắm, tham gia các phương tiện giao thông đến chi tiêu đời sống hằng ngày… Tiếp đó là bắt đầu tính đến hạ tầng công nghệ phục vụ cho việc thanh toán không dùng tiền mặt. Thứ ba, đồng bộ nhận tiền và quản lý tiền mặt trên hệ thống tài khoản. Thứ tư là thể chế, chúng ta nên có những quy định cứng, quy định mềm phù hợp với thực tiễn.

Kinh tế chia sẻ, cần bảo đảm an sinh xã hội cho người kinh doanh

Kinh tế chia sẻ, cần bảo đảm an sinh xã hội cho người kinh doanh

Hà Nội: Cử tri, Nhân dân đánh giá cao công tác an sinh xã hội

Hà Nội: Cử tri, Nhân dân đánh giá cao công tác an sinh xã hội

T&T Group được vinh danh về kinh doanh và công tác an sinh xã hội

T&T Group được vinh danh về kinh doanh và công tác an sinh xã hội

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cần cuộc cách mạng tăng lương tối thiểu vùng

Cần cuộc cách mạng tăng lương tối thiểu vùng

09 Jul, 05:15 AM

Kinhtedothi - Việt Nam đang hướng tới trở thành nước phát triển và thu nhập cao vào năm 2045, với thu nhập bình quân đầu người đạt 15.000 USD. Để đạt mục tiêu này, đòi hỏi cuộc cách mạng tăng lương tối thiểu cho người lao động. Mới đây Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất 2 phương án tăng lương tối thiểu vùng là 9,2% và 8,3%.

Gia tăng số người được hưởng lương hưu

Gia tăng số người được hưởng lương hưu

01 Jul, 09:32 AM

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 khắc phục được các bất cập, kế thừa những kết quả đã đạt được và đón đầu xu hướng phát triển của đất nước. Đồng thời, sẽ tạo động lực cho chủ sử dụng lao động và người lao động tuân thủ thực hiện Luật BHXH và không ngừng cải thiện mức hưởng cho người thụ hưởng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ