80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Luật An toàn thông tin mạng được thông qua

Kinhtedothi - Với tỷ lệ tán thành lên tới 85,83%, Luật An toàn thông tin mạng đã chính thức được Quốc hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2016.
Sáng hôm nay (19/11), Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Luật An toàn thông tin mạng (ATTTM) với tỉ lệ tán thành đạt 85,83%, chỉ có duy nhất 1 đại biểu không tán thành với Luật này. Kể từ 1/7/2016, Luật ATTTM sẽ chính thức có hiệu lực.

Được biết, Luật ATTTM có quy định cụ thể về các hoạt động ATTTM, quy định rõ quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm, kinh doanh, phát triển cũng như quy chuẩn kỹ thuật về ATTTM. Luật được áp dụng cho tất cả các đối tượng trong nước và nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động ATTTM tại Việt Nam.
Luật ATTTM được đánh giá là rất cần thiết trong thời đại phát triển CNTT như hiện nay
Luật ATTTM được đánh giá là rất cần thiết trong thời đại phát triển CNTT như hiện nay
Trong đó có nhiều hành vi bị cấm như ngăn chặn việc truyền tải thông tin trên mạng, can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng trái pháp luật. Hoặc gây ảnh hưởng, cản trở trái pháp luật tới hoạt động bình thường của hệ thống thông tin hoặc gây ảnh hưởng, cản trở trái pháp luật tới khả năng truy nhập hệ thống thông tin của người sử dụng.

Việc tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ ATTTM của hệ thống thông tin; tấn công, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống thông tin; phát tán thư rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo cũng là những hành vi được Luật liệt vào dạng phạm pháp.

Luật cũng có quy định rất cụ thể đối với thông tin cá nhân, theo đó, việc thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân là những hành vi bị cấm.

Đối với các tổ chức, cá nhân được phép xử lý thông tin cá nhân cũng được quy định trách nhiệm cụ thể. Theo đó, việc tiến hành thu thập thông tin cá nhân sau khi có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích cụ thể của việc thu thập và sử dụng thông tin đó; Chỉ sử dụng thông tin cá nhân đã thu thập vào mục đích khác mục đích ban đầu sau khi có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân.

Đặc biệt, không được cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin cá nhân mà mình đã thu thập, tiếp cận, kiểm soát cho bên thứ ba, trừ trường hợp có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân đó hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ